Ngàn Năm Thăng Long

NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ VỚI ĐẮC LỘ- ALEXANDRE DE RHODES

Văn tự là chữ viết. Đó là những ký hiệu qui ước, dùng để diễn tả tư tưởng, hoặc ghi nhận những sự việc trong cuộc sống của con người. Quốc ngữ là loại chữ viết được dùng chung cho một nước.

1- LƯỢC SỬ VĂN TỰ VIỆT NAM
Thuở xưa, từ thời vua Hùng Vương lập quốc Văn Lang, có lẽ, nước ta chưa biết đặt ra chữ viết, cho nên, lịch sử đã không ghi nhận những dấu vết về chữ viết nguyên thuỷ của Việt Nam. Mãi đến lúc Hán tộc phát triển, và cai trị nước ta, các quan Thái Thú Trung Hoa khuyến khích dân ta học chữ Hán (còn gọi là chữ Nho). Đến khi nước Nam ta giành được quyền tự chủ, không còn lệ thuộc người Trung Hoa, các vua quan ta vẫn dùng chữ Nho làm văn tự căn bản, trong việc hành chánh và thi cử. Mặc dù, chữ Nho học viết từ chữ của người Trung Hoa, nhưng dân ta có cách đọc phát âm riêng biệt.
Mãi về sau, tổ tiên ta, dần dần, dựa trên căn bản chữ Nho, mà biến chế ra một loại văn tự riêng biệt của nước Nam ta, được gọi là chữ Nôm (do chữ Nam đọc trại ra). Vì dựa trên căn bản chữ Nho, cho nên, chữ Nôm có hình dạng tương tự như chữ Nho. Có những chữ Nôm được mượn hẳn từ chữ Nho, hoặc dùng âm của chữ Nho mà ý nghĩa lại khác. Có những chữ Nôm được thành lập bởi việc dùng nghĩa của chữ Nho nầy phối hợp với âm của một chữ Nho khác. Do đó, muốn học chữ Nôm, người ta cần phải biết chữ Nho trước.
Vào đầu thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Tây phương đến Việt Nam, và bắt đầu giới thiệu đạo Thiên Chúa cho dân ta. Để truyền đạo hữu hiệu, việc dùng chữ viết là một yếu tố rất quan trọng, trong việc tìm hiểu phong tục tập quán của dân bản xứ, cũng như việc phổ biến tư tưởng, giáo lý kinh sách cho người học đạo. Lúc bấy giờ, các giáo sĩ nhận thấy chữ Nho và chữ Nôm quá phức tạp để học, đối với đại chúng bình dân. Cho nên, một nhóm tu sĩ dòng Tên, cùng với các thầy giảng người Việt Nam đầu tiên, đã ra công nghiên cứu, áp dụng các mẫu tự Latinh, mà ghi chú cách phát âm tiếng Việt, để dùng trong cách giao dịch hàng ngày. Dần dần, qua nhiều năm sắp xếp và thực hành, các tu sĩ đã ghi chú được tất cả những tiếng nói của người Việt, dựa trên căn bản 24 mẫu tự Latinh (A, B, C,...). Đến khi Cố Đắc Lộ Alexandre De Rhodes góp công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ, với đầy đủ các dấu trầm bổng như dấu sắt, huyền, hỏi, ngã, và nặng. Từ đó, chữ quốc ngữ được thêm phần hoàn hảo. Cho nên, Cố Đắc Lộ Alexandre De Rhodes đã được xem là người đại diện trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ Việt Nam. Sau vài thế kỷ, chữ quốc ngữ đã được phổ biến trong đại chúng, từ chính quyền, giới thượng lưu trí thức đến mọi giai tầng trong xã hội, đều chính thức công nhận chữ quốc ngữ là loại chữ thống nhất của nước Việt Nam ngày nay, dễ học, dễ viết cho mọi người, cũng như đối với người ngoại quốc, vì chữ quốc ngữ Việt Nam có cùng mẫu tự Latinh, giống như hầu hết các loại chữ của các nước trên thế giới.
2- CÁC GIÁO SĨ ĐẦU TIÊN SÁNG CHẾ QUỐC NGỮ

Theo các tài liệu về văn học chữ quốc ngữ, trước khi Alexandre DeRhodes đến Việt Nam, việc sáng chế và truyền bá chữ quốc ngữ đã được khởi xướng bởi các giáo sĩ đầu tiên như : Giáo Sĩ Francisco De Pina đã nói thông thạo tiếng Việt từ năm 1620, và là thầy dạy tiếng Việt cho Giáo Sĩ Đắc Lộ Alexandre De Rhodes. Giáo Sĩ Pina cùng với 3 tu sĩ dòng Tên (Jesuits) : -Giáo Sĩ Pedro Marques (lai Nhật), Thầy Joseph (người Nhật), Thầy Paulus Saito (người Nhật), đã soạn thảo một sách giáo lý bằng tiếng Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Trung). Vào năm 1621, Giáo Sĩ João Roiz viết một bảng tường trình bằng tiếng Bồ Đào Nha, trong đó có chứa nhiều chữ quốc ngữ. Năm 1621, Tu Sĩ Cristoforo Borri đã viết về lịch sử truyền giáo Đàng Tro ng bằng tiếng Ý, trong đó có nhiều chữ quốc ngữ hơn bảng tường trình của João Roiz. Năm 1626, Giáo Sĩ Luis Gaspar có viết một bảng tường trình , dài 30 trang , bằng La văn, trong đó có nhiều chữ quốc ngữ, để gởi lên Bề Trên Cả dòng Tên, Mutio Vieleschi ở Rome. Năm 1626, Giáo Sĩ Antonio De Phontes, người Bồ, và Giáo Sĩ Đắc Lộ cùng theo học tiếng Việt với Giáo Sĩ Bề Trên Francisco De Pina.
Sau Giáo Sĩ Đắc Lộ Alexandre De Rhodes, các vị Tu Sĩ sau đây đã góp công lớn vào việc truyền bá chữ quốc ngữ như : Thầy Giảng Igesiô Văn Tín, Thầy Giảng Bentô Thiện, Giám Mục Pierre Pigneau De Béhaine, Taberd, Giáo Sĩ Philippe Bình, Philippe Minh, và hai văn hữu Petrus Trương Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của.
3- TIỂU SỬ CỐ ĐẮC LỘ ALEXANDRE DE RHODES ( 1591 – 1660 )
Cố Alexandre De Rhodes có tên Việt Nam là Đắc Lộ, sinh năm 1591, tại Avignon, Pháp, là một giáo sĩ thuộc dòng Tên (Ordre Des Jésuites). Năm 1624, Ông được cử đến Việt Nam, giảng đạo tại Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào miền Trung). Sau sáu tháng, Ông học thông thạo tiếng Việt với Giáo Sĩ Francisco De Pina, và được cử ra Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra miền Bắc). Sau 3 năm truyền đạo (1627 – 1630), giáo đoàn của ông rất thành công, có rất nhiều người theo đạo, vì thế ông bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất khỏi Việt Nam năm 1630, và đi Macao. Tuy nhiên, sau đó, ông vẫn lén lút ghé qua Việt Nam nhiều lần, để tìm hiểu phong tục tập quán, lịch sử người Việt Nam. Đến năm 1645, ông trở về Pháp. Trong thời gian 7 năm (1631 – 1647), ông đã viết được nhiều sách có giá trị, trong số đáng kể nhất là cuốn tự điển tiếng Việt, được dịch ra tiếng Bồ Đào Nha, và tiếng Latinh. Những sách viết chữ quốc ngữ của ông được xem như việc xây dựng chữ quốc ngữ đạt đến mức hoàn chỉnh, với những phiên âm rất đúng giọng, vì có thêm 5 dấu trầm bổng: sắt, huyền, hỏi, ngã, nặng. Cũng như, về cách chấm câu, văn phạm, ông đã áp dụng theo lối hành văn của tiếng Pháp. Giáo Sĩ Đắc Lộ Alexandre De Rhodes đã viết ba tác phẩm nền tảng cho chữ quốc ngữ như sau :

-Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum (-Tự Điển An-Nam, Bồ Đào Nha, và Latinh) , in tại Roma năm 1651.
-Sử Bắc Kỳ bằng tiếng Việt và được dịch ra chữ Pháp (Linguae Annamiticae Seu Tunkinensis brevis declaratio) , năm 1652.
-Phép giảng tám ngày cho kẻ chịu phép rửa tội mà beào (vào) đạo thánh Đức Chúa Blời (Trời), năm 1652 ./.
Tác giả Âu Vĩnh Hiền (trích Hồn Quê)
Vietnamese Alphabet
Qúoc Ngú: A New Dimension for the Roman Alphabet

Vietnam was the only country of southeast Asia more influenced by China than by India, having been a province of China for over 1000 years. Only Chinese was written until, in the ninth century A.D., some Vietnamese wanted to write their literature in their own language. They adapted Chinese characters to Vietnamese, but in a haphazard way.

Nevertheless, this writing, called Nôm, or Chú Nôm, "script of the spoken language," was a way to write their own language.
Europeans began coming to Vietnam in the sixteenth century. To learn Vietnamese, they tried writing it in Roman alphabets.
Alexandre de Rhodes

Above: Father Alexandre de Rhodes of Vietnam.
A French Jesuit missionary, Alexandre de Rhodes, took these efforts and developed an efficient Roman-type alphabet for Vietnamese. Long before the days of descriptive linguistics, de Rhodes was aware of the prime importance of tone in the speech of these people.
At the turn of the twentieth century, there were four writing systems in use in Vietnam: Chinese, Nôm, French, and de Rhodes'.
In the 1940s, there was a drive toward independence and literacy for everyone in the Vietnamese language. Only the de Rhodes alphabet, called Qúoc Ngú, "national script," was found suitable. Today nearly all speakers of Vietnamese are literate in Qúoc Ngú.