Ngàn Năm Thăng Long

Hát với “IDOL” MINH TUYẾT

Được hát với thần tượng MINH TUYẾT, anh chàng bị hồn vía lên mây, quên cả lời... ha ha...

 
 

Kính chuyển nhạc videos... Và xin cảm ơn quý vị đã xem...
NL

nhạc phẩm "Người Việt Nam"

Xin giới thiệu nhạc phẩm mới "Người Việt Nam" của Nhạc sĩ Sơn Hạ, qua tiếng hát Nhật Lê


 

CHIẾN TRANH VIÊT-HÁN , CUỘC CHIẾN TỐI HẬU .

Chủng tộc Hán là gì ? điều mà ta gọi là văn minh Hán là chi ? chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc hình thành dựa trên căn bản nào ? cuộc chiến không khoan nhượng giữa Việt với Hán hiện đang đi vào khúc rẽ quan trọng , rồi ra sẽ đưa Hán về đâu ? Việt sẽ ra sao sau cuộc chiến tối hậu này ? . Đó là các vấn đề lớn đã được nhiều học giả có uy tín thế giới suy nghĩ trong thời gian dài đã qua , phía Việt nam bàn luận trong hơn 60 năm trước và được bàn luận chi tiết hơn qua những lời phát biểu cũng như những bài viết của tôi trên làn sóng này . Nhằm đáp ứng với những diễn biến mới nhất của tình hình quốc tế , từ khi Ông Tổng Thống Obama nhận chức đến giờ , tôi đã viết bốn bài đặc biệt nhằm đáp ứng ngay tức khắc đối với các diễn biến quốc tế quốc nội cũng như các phản ứng của nhiều phía mà cá nhân chúng tôi nhận được sau mỗi bài viết ấy . Bài viết này là bài thứ năm trong loạt bài quan trọng này nhằm tổng hợp lại một lần nữa một số nhận định nền tảng đã được đưa ra , cũng như đáp ứng lại các phản hồi mà chúng tôi đã nhận được .

1 – CHỦNG TỘC HÁN .

Loài người xuất hiện đầu tiên ở Châu Phi vào thời kỳ cách nay 2.7 triệu năm , thiên di về phía Bắc rồi chia làm hai hướng , hướng thứ nhất tiến đến vùng đất Palestine ngày nay khoảng 1.4 triệu năm trước , một nhóm khác chậm hơn tiến đến vùng Algeria Bắc Phi để rồi từ đó đến Vùng đất Tây Ban Nha ngày nay khoảng 800,000 năm trước . Nhánh tiến về Palestine tiếp tục thiên di về phía đông đến vùng sông Indus thuộc Tiểu Lục Địa Ấn Độ ngày nay khoảng 1.8 triệu năm . từ đó phân làm hai nhánh nhánh phụ  , một nhánh đi về hướng đông bắc đến lục địa Trung Hoa tại vùng Lantian ngày nay khoảng từ 1 triệu đến 700,000 năm , nhánh phụ thứ hai thiên di về hướng Đông Nam đến đảo Java cũng trên 1 triệu năm trước . Nhánh tiến về phía Tây Ban Nha tiếp tục hướng về phía bắc để đến vùng ngày nay là Đức cũng khoảng trên 600,000 năm . Đó là sự thiên di của con người đứng thẳng mà ta được biết đến lúc này nhờ kỹ thuật định tuổi dựa vào khoa phân tích với hợp chất carbon .

Quá trình chuyển hóa từ người đứng thẳng sang người tinh khôn (homo sapiens) cũng như con người tinh khôn hiện đại (Modern homo sapiens) như thế nào là điều đến nay vẫn chưa tìm hiểu được ngọn nguồn . Nhưng những gì ghi nhận được đến lúc này thì con người tinh khôn hiện đại từ Châu Âu đã tiến về hướng đông đến vùng Malta thuộc Nga ngày nay khoảng 15,000 năm trước , đó cũng là thời điểm con người tinh khôn hiện đại xuất hiện ở vùng Liujiang thuộc vùng Quảng Đông thuộc Trung Quốc ngày nay . Các phần trình bày rất vắn gọn vừa nêu được coi là rất chính xác được các sử gia Mỹ chánh thức nêu lên trong cuốn “ Concise History of the World , ấn bản năm 2005 “ , nên không có gì để nghi ngờ cho đến khi có các dữ kiện khác mới hơn bổ sung .

Như thế , người chủ tiên khởi của toàn vùng Hoa Nam là ai , nếu không phải là dòng tộc Bách Việt ta . Con người hiện đại từ Malta theo thời gian thiên di về hướng nam cũng như tây nam hình thành các nhóm Ấn Âu mà ta được biết theo lịch sử cổ đại . Các tính toán về vận tốc di chuyển của con người tinh khôn hiện đại từ Malta đến vùng Trung Á , cũng như từ vùng Liujiang lên phía bắc đến chiếm toàn vùng Hoàng Hà cũng như Dương Tử Giang là rất phù hợp khi so chiếu với lịch sử được ghi nhận bởi văn minh Lưỡng Hà Sumer hay các truyền thuyết của Bách Việt cổ còn sót lại . Các khám phá sau đó được các nhà Đông Nam Á học chứng minh rõ ràng là văn minh Lưỡng Thiều (Yangshao)  hay Long Sơn (Lungshan) cách nay khoảng 10,000 năm đều xuất phát từ văn hóa Hòa Bình cả , các khai quật thuộc vùng tây bắc Thái Lan cho thấy dụng cụ đồng pha thiếc 10% có độ cứng hơn đồng nguyên chất được tìm thấy cách nay trên 6,000 năm cũng đủ để chứng minh rằng người Bách Việt hình thành văn minh nông nghiệp đầu tiên trên trái đất này , và là chủ thực sự của hầu như toàn lục địa Trung Hoa mà ta biết ngày nay .

NOMADS PHƯƠNG ĐÔNG  THIÊN DI .

Điều mà lịch sử gọi là Hán Tộc thực ra thuộc về nhóm người tinh không hiện đại từ vùng Malta thuộc Nga tràn xuống phía nam , trong khi bộ phận chính yếu thuộc nhóm này di chuyển về phía tây nam để hình thành cộng đồng mà lịch sử gọi là người Nomads , trước khi được ghi nhận là người nói tiếng Ấn Âu tiếp tục thiên di về phía tây để hình thành văn minh Lưỡng hà cũng như Âu Châu sau này . Về phương diện lịch sử thì từ ngữ Nomads , được hiểu như người du mục phương bắc vô luận thuộc thời kỳ nào của lịch sử , Hán thuộc nhóm này . Như vậy trong số những chủng tộc hình thành người tinh khôn hiện đại tại Malta , ta cần phân biệt hai nhóm , đó là : nomads phương đông và nomads phía tây . Nomad phương đông thiên di vào Hoa Lục , để rồi kết hợp với người Bách Việt mà thành Hán Tộc . Điều này tương đối dễ hiểu khi trung tâm của Bách Việt nằm ở phía Hoa Nam để rồi từ đó lan lên phía bắc , cho nên khi người Nomads phương Đông tràn vào Trung Nguyên thì họ gặp ít chống đối nên dễ kết hợp để thành Hán mà ta đã biết .

Đó là cả một quá trình dài liên hệ đến tiến trình hội nhập của Nomads phương đông với Bách Việt trước khi hình thành các truyền thuyết Trung Hoa cũng như khởi đầu lịch sử đầy nghi vấn về lịch sử ấy kể từ thời Hoàng Đế . Trong bối cảnh ấy , Bách Việt đã định canh định cư lâu rồi và xã hội đã được hình thành vững trãi dựa trên căn bản nông nghiệp lúa nước , theo chế độ kinh tế tự cung tự cấp , nên không thể thống nhất thành các nhà nước lớn nhằm chống lại làn sóng thiên di của người Nomads phương đông diễn ra liên tục trong suốt mấy ngàn năm . Việc này được chứng nghiệm rất rõ khi ta quan sát lịch sử Trung Cận Đông , hoàn toàn phù hợp về tiến trình giao thoa cũng như thời điểm thiên di . Như thế thực tế thì không có một chủng tộc Hán thực sự , chỉ có người Nomads phương đông lai với người Bách Việt mà thành điều mà ngày nay ta gọi là Hán . Như thế ngay từ thái cổ thời đại thì văn minh Trung Nguyên là văn minh Bách Việt , chẳng có văn minh Nomads Phương Đông hay Hán nào ở đó cả . Từ thời Hoàng Đế đến thời nhà Chu , Tây Chu và Đông Chu  , đánh dấu thời kỳ hình thành nhóm người lai này để đến nhà Hán thì , nhà nước hán được hình thành , kéo theo việc hình thành Hán Tộc , dẫn đến việc xâm lăng Bách Việt trên quy mô lớn để hình thành văn minh Hán .

VĂN MINH HÁN ?

Càng đi về phương Nam thì ảnh hưởng của người Nomads Phương Đông càng giảm đi và ảnh hưởng của Bách Việt càng tăng lên . Thực tế trong 5,000 năm qua , điều mà ta gọi là văn minh Hán cũng như chủng tộc Hán sau khi đạt đến đỉnh cao thời nhà Hán thì bắt đầu  suy yếu về mặt cấu trúc xã hội , khi cả xã hội ấy có thể đến 70% dân số là người Bách Việt , Hoa Nam lúc nào cũng tỏ ra văn minh hơn Hoa Bắc , xưa thế nay cũng vậy . Như thế văn minh Hán thực ra chính là văn minh Bách Việt trên lãnh thổ mà Hán tự nhận quyền làm chủ như những kẻ ăn cướp đích thực . Để củng cố vị trí của Hán - thực tế là nhóm Nomads Phương Đông lai Bách Việt - chúng phải đề ra những học thuyết sửa lịch sử để củng cố quyền cai trị vĩnh viễn của chúng , ta không ngạc nhiên khi Hán gọi các lân bang là man di . Hán xâm lăng bằng quân sự , bằng di dân , bằng cướp bóc , nhưng cao hơn hết là văn hóa khi chúng đề ra khái niệm về Thiên Tử với Chư Hầu bắt đầu từ thời nhà Chu (1121 BC-221 BC) .

Khái niệm này được diến dịch như một học thuyết căn bản của chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc , theo đó : “ ai cai trị ở Trung Nguyên , thì các vùng xung quanh phải quy phục , muốn có chính danh để cai trị thì cần được Thiên Tử công nhận “ . Khái niệm này sau đó được mở rộng ra và trở thành chủ trương của Bắc Kinh hôm nay : “ mọi vùng xung quanh Hán đều là lãnh thổ của Hán , chỗ nào có người Hán cư ngụ là lãnh thổ của Hán “ . Cuối đời Đông Chu , người Nomads phương Tây thuần hóa ngựa và đem vào xử dụng trong vận chuyển cũng như chiến tranh , họ cũng tìm ra kỹ thuật luyện thép , hai kỹ thuật này được nhập vào nhà Chu đã dẫn đến cuộc tranh dành quyền lực giữa các chư hầu với thiên tử nhà Chu nên đã dẫn đến thời kỳ lịch sử Hán gọi là thời “ Xuân Thu , Chiến Quốc “ . Đây là thời kỳ khởi đầu của điều mà ta gọi là văn minh Hán cổ đại tách khỏi cái nôi là văn minh Bách Việt ; được đánh dấu bởi học thuyết Khổng học, về quân sự thì Tôn Tử ; để hình thành nhà Tần chủ trương dùng sức mạnh quân sự để quyết diệt Bách Việt , Hán Cao Tổ chỉ tiếp nối khai thác thành quả mà thôi . Đối lại với Khổng Tử là Lão Tử với Trang Tử là biểu tượng của tinh thần Bách Việt đề cao tinh thần “ Đạo Học “ , chính Đạo Học là nguồn gốc của Mật Tông , sau này được gọi là Thiền khi kết hợp với Phật Giáo . Đạo là gốc của muôn loài , đạo quá cao siêu nên không thể đối lại được với vó ngựa cũng như kiếm cung bằng thép mà Tần Thủy Hoàng cũng như Hán Cao Tổ xử dụng để thôn tính Bách Việt phương nam .

Như thế điều mà ta gọi là văn minh Hán thực ra chỉ là một bản sao chép bất toàn và loang lổ của một nền văn minh cao hơn hẳn văn minh Hán , đó là văn minh tinh thần của Bách Việt dựa trên nền tảng của Đạo Học . Đạo Học mới chính là cốt lõi của văn minh Phương Đông và cũng là đối với loài người nói chung . Sau năm 1949 khi bị đẩy ra Đài Loan , Tưởng Giới Thạch đã lập ra hẳn một Ủy Ban để nghiên cứu ngọn nguồn về lịch sử Hán . cuộc nghiên cứu truy nguồn đến thời Hoàng Đế , đành phải ngưng bất ngờ vì các học giả Đài Loan nhận thấy chỗ nào cũng có vết tích Bách Việt hiện diện sâu đậm trong văn minh Hán . Điều đó đã đủ nói lên toàn bộ vấn đề rồi , không cần bàn thêm nữa .

BÀNH TRƯỚNG HÁN TỘC HIỆN ĐẠI .

Khái niệm về thiên tử với chư hầu cần được đánh giá là nền tảng của chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc . Tôn Văn khi đề ra Tam Dân Chủ Nghĩa tức là nền tảng của Quốc Dân Đảng Trung Hoa không đi ra ngoài khái niệm “ thiên tử với chư hầu kể trên “ , Mao khi đem chủ nghĩa Cộng Sản vào Tầu cũng chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu bành trướng Hán Tộc như một lời nguyền đã để lại từ ngàn xưa . Mao nhìn thấy một cơ hội rất lớn đối với Tầu khi chủ nghĩa Cộng Sản hình thành ở Nga trong điều kiện nội bộ các nước đế quốc đang phải đối diện với các mâu thuẫn nội tại nghiêm trọng giữa chủ với thợ , cũng như giữa các nước ấy với nhau về quyền lợi xâm chiếm thuộc địa . Mao quyết tâm tiến hành chiếm trọn nước Tầu từ tay Quốc Dân Đảng để khôi phục chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc trên quy mô toàn cầu . Về mặt này Mao và Staline có cùng một mục tiêu nhưng mâu thuẫn về quyền lợi nên tình trạng đồng sàng dị mộng là tất yếu sảy ra . Chủ nghĩa Quốc Tế Cộng Sản chỉ là một thứ không tưởng , không thể thắng được chủ nghĩa Dân Tộc hẹp hòi mà cả Nga lẫn Tầu đều đã lún quá sâu vào đó . Mỹ với Quyền Lực Toàn Cầu cứ tương kế tựu kế tiến hành các kế sách nhằm khuyến khích chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc thì rồi ra sẽ dẫn đến sự tan rã tất yếu của chủ nghĩa Cộng Sản Quốc tế thôi , đúng như lời tiên đoán của Ông George Kennan là người đã viết ra tài liệu định hướng chiến lược cho chiến tranh lạnh lấy tên là “ Article X “ . Kế sách củng cố chủ nghĩa bành trướng Đại Hán được thi hành trong suốt thời kỳ dài từ trước thế chiến II đến nay , đó là bối cảnh rất ngoạn mục chi phối mọi diễn biến chính trị trong vùng Á Châu Thái Bình Dương , tiếc thay đa số người Việt ta không hề hay biết gì về kế sách này , vì các vị ấy đều suy nghĩ dựa trên căn bản của chủ nghĩa dân tộc chứ không phải trên căn bản của Chủ Nghĩa Quốc Tế Toàn Cầu . Chủ Nghĩa Quốc Tế Toàn Cầu , gọi tắt là Toàn Cầu Hóa , tất yếu phải đi qua London và New York với Washington , chứ chẳng thể đi qua Moskva bay Bắc Kinh được .

Đến giai đoạn này , Mao chuẩn bị mọi mặt để chuẩn bị chiến trường , trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh , Mao cùng Lâm Bưu , Chu Đức xua quân lên vùng đồi núi phía tây để được gần Liên Xô hơn để có tiếp tế , đồng thời mở rộng tuyến tiếp vận của quân Tưởng . Hoa Kỳ chả dại gì can dự vào cuộc chiến Quốc Cộng bên Tầu . Cả hai anh đều là bành trướng cả , xử dụng bành trướng Mao hay hơn là bành trướng Tưởng Giới Thạch , thế là Tưởng thua phải chạy ra Đài Loan . Mao một mặt chiếm vùng phía tây như Tây Tạng , Tân Cương để đẩy mạnh việc Hán hóa toàn vùng này , nỗ lực quan trọng khác là chuẩn bị chiến trường Đông Nam Á mà Việt Nam là mục tiêu quyết định tối hậu đối với chủ trương Hán Hóa toàn thế giới . Hán Tộc biết tại Đông Nam Á thì Việt Nam là sừng sỏ nhất , mọi giá phải khuất phục Việt Nam bằng một kế hoạch thật thâm sâu để cánh Việt nam - Quốc hay Cộng - đều không thể hay biết . Đó là : “ gài người vào lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam để dứt khoát biến đảng ấy thành tay sai tuyệt đối cho Tầu .

Về căn bản , chúng đã thành công bước đầu trong âm mưu đó . Rất ít người Việt tự hỏi xem : tại sao Trần Phú , Lê hồng Phong bị chết bí ẩn , họ bị giết vì chỉ có một người mang tên Hồ Chí Minh được cả tình báo Tầu và Liên Xô dựng lên mà thôi . Tại sao các ông Phạm Quỳnh , Bùi Quang Chiêu và con trai bị giết sau năm 1945 . Các vị này bị giết chỉ vì các vị ấy biết rõ về Ông Nguyễn Tất Thành là ai . Một người nữa biết về Ông Nguyễn Tất Thành là Ông Nguyễn Thế Truyền người Hành Thiện cùng lấy bút hiệu chung với Ông Bùi Quang Chiêu là Nguyễn Việt Nam , nhưng Ông Nguyễn Thế Truyền dù nghi ngờ vẫn giữ im lặng vì không có bằng chứng cụ thể về Hồ Chí Minh lãnh đạo thực tế của Đảng CSVN là người Hẹ . Ông Hồ Tuấn Hùng , một sử gia trẻ tuổi Đài Loan mới đây đã viết sách nói rõ về sự kiện tráo người này , nhiều người Việt nói rằng : không có bằng chứng xác thực . Sau này kho sử liệu ở Nga mở ra sẽ minh xác nhận định mà một số cực hiếm người Việt đã nghi ngờ , cũng như xác nhận các luận cứ mà Ông Hồ Tuấn Hùng đã nêu lên .

Đối với Mao thì cách ứng xử với Campuchea và Việt Nam phải rất khác nhau , vì không dễ qua mặt cánh Việt Nam dù Quốc hay Cộng , với Campuchea thì chỉ cần một Pol Pot là đủ giết chết 2 triệu người Campuchea có học vốn là xương sống của bất cứ dân tộc nào . Với người Mỹ thì , Hồ Chí Minh giả hay thật không quan trọng , vấn đề căn bản vẫn là củng cố chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc để Hán trở thành đối thủ của Liên Xô , đó là mấu chốt của chiến lược quật ngã Liên Xô trong Chiến Tranh Lạnh . Chủ trương này vẫn tiếp tục để Hán củng cố lực lượng và tiến hành xâm lược thế giới . Hán xâm lược thế giới sẽ dẫn ngay đến cuộc đụng độ với các nước khác trong vùng như một tất yếu lịch sử .

CUỘC CHIẾN TẠI ĐÔNG NAM Á .

Chiến tranh lạnh sảy ra khắp nơi , nhưng chiến trường chính vẫn là Đông Nam Á , trong đó tuyến đầu vẫn là Việt Nam là nơi mà chủ nghĩa dân tộc còn mạnh hơn chủ nghĩa bành trướng Hán tộc một bậc . Hoa Kỳ coi cuộc chiến Việt-Pháp 1945-1954 chỉ là cuộc chiến chuyển tiếp để chuẩn bị cho cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai 1954-1975 . Với cuộc chiến này Hoa Kỳ phải đổ quân trực tiếp vào Việt Nam để buộc Hán phải chọn lựa lập trường là đứng hẳn về phía Mỹ để đẩy Liên Xô đến chỗ phải chấp nhận thua cuộc . Hoa kỳ chấp nhận cái chết của 58,000 binh sỹ Mỹ tại Đông Dương , sẵn sàng ký hiệp định 1962 nhằm trung lập hóa Lào về hình thức để mở đường cho Hà Nội tự do đem quân qua ngả Lào và Cambodge để mở rộng chiến tranh Đông Dương để Hoa Kỳ có cớ đem quân vào Việt Nam tham chiến . Khi đã đạt được thỏa hiệp với Bắc Kinh thì Hoa Kỳ rút quân , Hà Nội xua quân chiếm Miền Nam như chỗ không người để dẫn đến biến cố tháng 4-75 đầy oan nghiệt . Đó là kế “ thành không “ hay được xử dụng trong quân sự .Nhưng khi Cộng Sản chiếm trọn Miền Nam thì trước sau gì cũng dẫn đến chỗ Hán bành trướng chiếm trọn Đông Dương như một đầu cầu quan trọng nhất để xâm lăng các vùng khác .

Nhìn trên căn bản của cuộc chiến Quốc Cộng đứng về phía những người đã tham chiến trong hàng ngũ VNCH thì , điều đó cho thấy Hoa Kỳ thiếu thủy chung và không trung thành với các cam kết của mình . Nhưng đối với quyền lực Toàn Cầu thì cuộc chiến chưa xong , vẫn cần thúc đẩy cho chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc mở rộng thêm nữa đến mức độ đủ để hình thành nhóm trung lưu tại nước Tầu để đào sâu hố cách biệt trong xã hội Hán về mặt chủng tộc cũng như kinh tế , cũng từ đó các mâu thuẫn giữa Tầu với các lân bang gia tăng đến mức độ đủ để gây ra chiến tranh . Chiến tranh nổ ra thì tất yếu Tầu bị tan rã từ bên trong .

Các chủ trương về mặt chiến lược như vậy rất hiếm người Việt biết rõ ngọn nguồn , Bắc Kinh hay Hà Nội cũng chả biết gì cứ nhởn nhơ đi vào kế sách mà quyền lực toàn cầu đã định . Thực ra thì các bài học lịch sử như vậy sảy ra rất nhiều rồi , dựa trên các mâu thuẫn chủng tộc , quyền lợi quốc gia hẹp hòi tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh , chiến tranh sẽ dẫn đến tan rã của tất cả các phía tham chiến . Xin đừng nghĩ rằng tại sao Hoa Kỳ không đem quân đánh trực tiếp ngay vào nước Hán , hơi đâu mà kế này kế nọ cho phí sức nhọc công . Xin thưa ngay rằng : nghĩ như thế là rất sai vì không thể tự nhiên đơn phương đem quân đánh nước khác được , không có chính nghĩa là thua cuộc . Ngay cả khi chiếm được nước của địch rồi thì vẫn thua cuộc vì : không giữ được thành , điều đó rồi sẽ dẫn đến sự tan rã của chính ta . Việc này lịch sử cổ kim đông tây đã chứng nghiệm quá nhiều lần rồi . Như thế nhìn về mặt chiến lược thì : bành trướng Hán Tộc hiện nay chỉ là con cờ do Quyền Lực Toàn Cầu dựng lên mà thôi , dựng lên để diệt là vậy như trước đây Napoleon , Hitler đã từng sảy ra y như thế .
CUỘC CHIẾN CỦA DÒNG TỘC VIỆT .

Mao và những người theo Mao rất cả tin vào sự thành công tuyệt đối của kế sách mà chúng đã dăng ra từ thập niên 30 của thế kỷ trước đến giờ , chúng tin rằng đã nắm được quyền lực của giới công nghiệp tài chánh Mỹ cũng như Âu Châu , các nhóm này rất cần thị trường 1, 3 tỷ người Tầu nên sẽ tác động vào chủ trương và đường lối của Mỹ để Mỹ không thể chống lại Tầu dù cho chúng có làm gì đi nữa . Đó là quan điểm của Bắc Kinh hiện nay . Nhưng Bắc Kinh hoàn toàn không thể ngờ được là có một nhóm rất nhỏ người Việt hiểu thấu các toan tính của Toàn Cầu cũng như của Trung Nam Hải . Những vị ấy vẫn thúc thủ tĩnh tọa chờ cho cục diện diễn biến , đúng lúc sẽ xuất hiện như một thế lực mới làm lệch hẳn cục diện .

Với Hà Nội thì lòng rất muốn nói truyện với Mỹ để tìm một chỗ dựa hầu giữ quân bình với áp lực ngày càng tăng của Tầu , Mỹ ngó lơ như những gì đã được thỏa thuận trong Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 . Ban Lãnh Đạo Đảng CSVN đành phải ngậm đắng nuốt cay đi dự Hội Nghị Thành Đô năm 1990 , được hiểu như hội nghị bán nước . Từ đấy mối bất hòa trong nội bộ Đảng CSVN gia tăng ở cấp cao nhất , cũng từ đó người Việt hải ngoại bắt đầu có một vị trí tối thiểu nào đó đối với thế bế tắc hoàn toàn của Hà Nội để từng bước dẫn đến việc Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn thiết lập quan hệ ngoại giao hoàn toàn .Sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Việt Nam đặt ra một vấn đề mới về mặt chiến lược , Bắc Kinh muốn hành động gì trong vùng cũng phải ngó xem người Mỹ nghĩ sao về vấn đề Việt Nam cũng như trong vùng .

Trong gần 70 năm trải qua hai cuộc chiến với số người Việt bị chết lên đến trên 2 triệu ở cả hai bên của chiến tuyến , đó là một mất mát lớn . Cũng trong thời gian khá dài đó Bắc Kinh âm thầm tiến hành xâm lăng nước ta về mọi mặt để cố biến ta thành một tỉnh của chúng . Việc này được những bộ óc thông tuệ Việt Nam nhìn thấy rất rõ , dù rất đau lòng , nhưng vẫn phải thúc thủ chờ thời cơ chín mùi cho đến khi Quyền Lực Toàn Cầu để lộ cho thấy các dấu hiệu cụ thể liên quan đến chủ trương tổng quát về trật tự thế giới mới , cũng như lập trường đối với chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc . Đó là bối cảnh tổng quát khi tôi đến định cư ở Mỹ này theo diện tỵ nạn chính trị .

Tôi rời nước ra đi với một trách nhiệm thật rõ ràng và rất cụ thể . Đó là : “ mở cuộc chiến tranh chống Hán về mặt văn hóa tư tưởng , thực hiện các thăm dò liên quan đến nhiều phía về cách thức mà Việt Nam sẽ tham gia trong cuộc chiến tối hậu này “ . Cách thức tiến hành cuộc chiến hôm nay khác hẳn với tất cả các cuộc chiến tranh với Hán đã từng sảy ra trong lịch sử nước ta . Hán không ồ ạt xâm lăng ta như chúng đã làm trong quá khứ , đúng như lời Đức Trần Hưng Đạo đã nói khi dặn lại cho các thế hệ sau là : “ chúng từ từ gặm nhắm , thế mới phiền “ . Cuộc chiến này là cuộc chiến của thế giới , ta chỉ là một bộ phận của lực lượng toàn cầu mà thôi , nhưng là bộ phận quan trọng nhất trong cuộc chiến  này . Đối với ta thì đây là cuộc chiến tối hậu nhằm đập tan chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc về mặt văn hóa tư tưởng cũng như quân sự để vĩnh viễn chôn vùi cái khái niệm “ Thiên Tử với Chư Hầu “ mà Hán vẫn ôm trong lòng như một thứ lời nguyền , như một thứ bệnh dịch . Cuộc chiến này còn là cơ hội để ta khôi phục văn minh Bách Việt mới , lấy lại quyền làm chủ đích thực của Văn Minh Phương Đông .

Như thế mục tiêu của cuộc chiến này vô cung lớn lao , vượt ngoài tầm hiểu biết của rất nhiều người Việt nam . Mục tiêu lớn chỉ có thể thực hiện được bởi trí tuệ lớn , ẩn phục lâu dài qua nhiều thế hệ , vận động được thế quốc tế ở mức cao nhất , thế giới trọng ta vì trí tuệ của ta chứ không phải bằng van xin năn nỉ . Hán từ trước đến nay vẫn cả tin rằng nước Việt ta hết nhân tài rồi , khi chúng đụng những chiêu thức chưa hề được Binh Thư Tôn Tử nói đến bao giờ và thực ra thì cũng chưa hề sảy ra trong lịch sử nhân loại từ cổ chí kim , Bắc Kinh vô cùng hoang mang vì các phát biểu trên làn sóng này là một phần , nhưng phần khác chính là các đáp ứng của thế giới mà các cơ quan tình báo của Hán thấy rất rõ . Đối với một người cầm quân , đẩy đối phương đến chỗ hoang mang là rất quan trọng , các diễn biến hiện nay cho thấy Hán ngày càng trở nên bất ổn vì hoang mang . Dĩ nhiên việc đó chưa đủ để làm cho Hán tan rã ngay được , hành động quân sự sẽ sảy ra  sắp tới đây sẽ đẩy Hán tới chỗ tan rã thật sự .

CUỘC CHIẾN TRANH ĐÁNH TAN CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG HÁN TỘC .

Hơn 10 năm trước , trên làn sóng này tôi trình bày quan điểm liên quan đến cuộc chiến tranh tối hậu của thế giới cũng như của dân tộc ta với Hán , nhiều người không tin . Bây giờ ta hãy xem xem trong thời gian đó điều gì sảy ra trên thế giới . Như đã trình bày nhiều lần , văn minh nhân loại đang bước vào thời kỳ hung hiểm nhất đối với lịch sử nhân loại , cần giải quyết dứt khoát nếu không thì văn minh này sẽ phải đối diện với sự tan rã thật sự bởi chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo kết hợp với chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc , việc giải quyết phải trên căn bản toàn diện chứ không thể đơn lẻ từng vụ việc được , hành động như vậy là không giải quyết gì cả , nguy hiểm chết chóc sẽ cao hơn gấp bội . Khi Hoa Kỳ lật đổ các chế độ Taliban ở Afghanistan năm 2001 và Irak năm 2003 là những hành động quân sự nhất thiết cần thực hiện để ngăn chặn một tình huống có thể lây lan sẽ dẫn đến chỗ không còn kiểm soát được tình hình nữa . Tình hình ở Trung Cận Đông và Nam Á đang diễn biến đúng như vậy ; trong khi đó hình thành trận doanh kết hợp các lân bang của Hán cùng nổi lên chống hán , việc này nay trở thành sự thực rõ ràng

Thực tế thì Hán rất sợ chiến tranh vào lúc này , các phát biểu của các quan chức Hán cho dù lớn lối cũng chỉ để lộ mối âu lo canh cánh bên lòng mà thôi . Chúng dùng mọi chiêu thức bẩn thỉu nhất để hạ nhục dân ta cũng như Đảng CSVN , thực ra cũng để lộ mối âu lo ấy  khi càng ngày chúng càng cảm thấy không còn kiểm soát được tình hình Việt Nam như chúng dự tính . Cao trào chống Hán đang gia tăng trong lòng dân Việt bất chấp chủ trương của một số cấp chỉ huy Đảng CSVN ra sao đi nữa . Mối quan hệ với Úc đang xấu đi nhanh chóng ; Ấn Độ đã ký hiệp ước với Mỹ để Mỹ cung cấp cho Ấn Độ các trang thiết bị quân sự tối tân , hiệp ước này cần được coi như hiệp ước an ninh hỗ tương , mặc dù hai bên không để lộ ra ngoài ; Nga đã ngả theo Mỹ gần như hoàn toàn ; Nhật Bản tăng cường vũ trang tối đa ; Pakistan còn trở nên thân với Mỹ hơn cả dưới thời Ông Musharaf , Thái lan là con cờ quan trọng .

Hiện bà Ngoại Trưởng Mỹ đến Thái lan và Ấn Độ trong một tuần lễ để bàn luận về các vấn đề an ninh trong vùng , tại Thái Lan bà tuyên bố trong hội nghị an ninh vùng là :” Hoa Kỳ trở lại Ấ Châu và sẽ trợ giúp các quốc gia Á Châu đối phó với các bất ổn , Hoa Kỳ và Đông Nam Á ký hiệp ước an ninh “ . Một hành động như vậy nào có khác gì việc hình thành một Liên Minh Quân Sự như SEATO hồi chiến tranh lạnh . Như thế Hán thực tế đang bị bủa vây rất chặt chẽ từ mọi phía trong khi không có gì bảo đảm rằng Miến Điện cũng như Bác Triều Tiên sẽ tuân thủ các chỉ bảo của Hán .

Hán đối diện với các bất ổn trong nước với người Uighir Tân Cương , người Tây Tạng , Nội Mông cũng như Mãn Châu . Tân Cương là vùng khó nhai nhất , quân Hán cần đổ đến đấy trên quy mô lớn vì vùng này tiếp giáp với biên giới của năm quốc gia lân bang , Hán dựng lên vụ xuống đường của người Uighir , nhưng thế giới tương kế tựu kế cho thổi phồng lên , thế là Hán tuyên chiến với 1,3 tỷ người Hồi Giáo . Người Iran đã hô vang “ death to Russia , death to China “, Hồ Cẩm Đào gấp rút bay về nước chính vì thái độ của Nga là chính yếu , cuộc gặp gỡ được sắp xếp giữa Hồ với các nguyên thủ khác trở nên vô ích . Trớ trêu là trong điều kiện ấy , phát biểu trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Thượng Viện về Á Châu , Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ tuyên bố “ Mỹ đứng ngoài cuộc tranh chấp ở biển Đông cũng như đảo Shenkaku theo tiếng Nhật , theo tiếng Hoa là Điếu Ngư Đài , nhưng Hoa Kỳ vẫn cẩn trọng theo dõi sát tình hình “ . Còn rất nhiều tin tức khác nữa cho thấy : chiến tranh đang đến rất gần kề là thế . Kể từ hôm nay chiến tranh lớn có thể sảy ra bất cứ lúc nào , đang có vài dự kiến là vào tháng 9 này . Tuy vậy nếu tháng 9 này sảy ra một biến cố nào đó trong vùng biển Đông của ta , thì đó mới là bước khởi đầu của hàng loạt biến cố lớn hơn sẽ sảy ra sau đó , kể cả thiên tai cũng phải nghĩ tới

Chúng ta mong chờ chiến tranh lớn để giải quyết một lần các ân oán giữa ta với Hán trong suốt mấy ngàn năm qua , mà đến giai đoạn này ta mới trút bỏ được mối lo canh cánh bên lòng về chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc , vĩnh viễn trút bỏ cái khái niệm “ Thiên Tử với Chư Hầu “ . Chúng ta không hành động chỉ nhân danh nước Việt ta mà là nhân danh cả cộng đồng Bách Việt , Cộng Đồng Đại Bách Việt tại Hoa Nam cũng như tại Đông Nam Á quần Đảo , cũng như các dân tộc khác đã từng làm chủ đích thực của vùng lãnh thổ mà lịch sử gọi là Trung Hoa như người Mãn Châu , Tây Tạng , Mông Cổ , Tân Cương mà ngày nay Hán đang ra sức hủy diệt . Chiến tranh lớn đang đến rất gần .

Quốc tế tính là một truyện , về phần mình chúng ta cần ráo riết chuẩn bị tối đa cho toàn dân trong nước cũng như hải ngoại . Trước tình hình cấp bách hiện nay , cách nay khoảng hai tuần , một vị được coi là biết nhiều việc tế nhị đối với thế giới có chuyển đến cho tôi thông qua anh Toàn một số câu hỏi , nhưng thực ra lại là các lời thông báo tế nhị về tình hình thế giới mà tôi cũng như Anh Toàn không tiện nêu ra công khai . Tuy nhiên có một vấn đề mà vị ấy nêu ra nội dung cụ thể được tóm gọn như thế này “ chiến tranh nổ ra tới nơi , bây giờ cần gấp rút chuẩn bị một Ban Tham Mưu . Nếu đã có rồi thì nên xúc tiến hoạt động ngay . Nếu chưa sẵn sàng thì cần gấp rút thành lập và đi vào hoạt động liền tức khắc “ .

Vị ấy đã đặt ra một vấn đề mà tôi đã suy nghĩ nhiều từ rất lâu rồi , thỉnh thoảng trên làn sóng này tôi hay nói : tôi không làm chính trị . Câu đó có nghĩa là tôi không hề có ý định can dự vào bất cứ hoạt động công khai nào , không tìm kiếm bất cứ chức vụ nào , đảng phái cũng như chính quyền . Thế mạnh của tôi không phải ở các lãnh vực như vậy , vả lại đó cũng là điều mà thầy tôi đã nhấn mạnh với tôi khi chúng tôi bàn về tương lai của đất nước cũng như thế giới , cùng với những việc tôi cần làm sau này , trên làn sóng này tôi có nói là : “ tôi đến đây với một trách nhiệm nặng nề và một sứ mệnh cao cả là vậy .”

Muốn đánh ngoại xâm ta cần thống nhất lòng dân , ta cần lực lượng quân sự tinh nhuệ và dũng cảm dám xông lên trận tiền để diệt giặc , biết phát huy các kinh nghiệm sáng kiến để lấy ít thắng nhiều , ta cần lãnh đạo khôn ngoan sáng suốt biết vận động quốc tế để hạn chế tối đa các mất mát của ta và sau này ta không mất quyền lợi . Việc ấy một người , ngay cả Đảng CSVN cũng không làm được . Ta lại không thể nhờ bất cứ ai đứng làm thay cho ta được , mặc dù ta rất hoan nghênh và cám ơn các sự trợ giúp mà ta hy vọng là các bạn của ta sẵn lòng giúp ta đối với những việc ngoài tầm tay của ta . Sứ mệnh này là của toàn dân , nhưng trách nhiệm cụ thể nằm trong tay những người đang thực sự lãnh đạo khối quần chúng trong nước cũng như hải ngoại hoặc các chuyên gia đã được thử thách qua các công việc mà quý vị ấy đã trải qua . Đã hơn 34 năm sau ngày 30-4-75 , vàng thau nay đã rõ , người nào cơ hội đã cơ hội rồi ; người nào trùm chăn chả lẽ cứ trùm chăn mãi sao , để mặc cho vận nước nổi trôi là có tội với tổ tiên dòng tộc . Muốn đánh thắng ngoại xâm trên lãnh thổ ta , ta cần có quân đội cùng lực lượng an ninh đích thực Việt Nam , ta cần những công chức tại chỗ để giữ vững ổn định xã hội . Mọi bất ổn xã hội sẽ tạo điều kiện để kẻ thù khai thác khi chúng nằm đầy trong nước ta .

Việc Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cùng Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn cho triển lãm các tài liệu chứng cớ lịch sử có từ năm 1502 chứng tỏ rằng Hoàng Sa và trường Sa là do ta làm chủ là một trả lời cho những gì mà Bắc Kinh cố đưa ra để xâm lăng Biển Đông của ta . Như trong chỗ riêng tư , từ lâu rồi tôi đã nói với anh Toàn nhiều lần là : “khi nào Công Giáo nhập cuộc thì chủ nghĩa Cộng Sản tan rã “ . Qua Đức Hồng Y Mẫn , Giáo Hội Công Giáo đã nhập cuộc toàn diện , dĩ nhiên còn rất nhiều việc khác trong chỗ kín đáo , tôi không muốn nêu ra ở đây . Đối với các tổ chức tôn giáo khác , vì lý do tế nhị khó nhập cuộc , nhưng như vậy không phải là quý vị thiếu việc để phục vụ đất nước . Quan trọng nhất là Quý vị cần dứt khoát thay đổi tầm nhìn về thế giới cũng như việc nước để chuẩn bị cho tương lai . Các việc lớn sau này theo như những gì tôi được biết cũng đã được Quyền Lực Toàn Cầu dự kiến một cách tổng quát rồi . Tôi đã nhiều lần nói với quý vị rằng : “ Cánh cửa lớn của Lịch Sử hàng ngàn năm mới mở ra một lần , phúc cho ai có duyên được đi vào cánh cửa lớn ấy của Lịch Sử “ . Cánh cửa lớn của Lịch sử mở ra kỳ này đánh dấu thời kỳ dài đến 5,000 năm kể từ thời Hoàng Đế bên Tầu đến giờ , nên đây là cơ hội rất lớn đối với Lịch Sử của ta  . Xin các bạn hết thảy lưu ý .

MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ CỤ THỂ .

Đáp ứng đối với vấn đề mà người bạn biết việc đã nêu lên , tôi cần trình bày cụ thể là : một ban tham mưu không thôi là chưa đủ , ta cần nhóm chuyên về truyền thông , kinh tế tài chánh , về quân sự cũng như nghiên cứu ngọn nuồn mọi ngành . Đây là vấn đề tôi đã suy nghĩ từ rất lâu rồi và nhận thấy : đây là công việc chung của đất nước chứ chẳng của riêng ai . Hôm nay tôi có một số đề nghị cụ thể sau đây :
Thứ nhất . Yêu cầu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp quy tụ tất cả các Tướng Việt Nam ở trong nước để bàn cụ thể về việc nước hiện nay . Mạnh dạn nêu lập trường kiên định chống chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc . Tiếp tục lên tiếng cảnh báo đồng bào trong nước về các âm mưu của địch và các chuẩn bị cụ thể cho đồng bào ta .
Thứ hai : ở hải ngoại , tôi đề nghị Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng cùng quý vị Tướng lĩnh Việt Nam cũng cùng nhau hợp sức làm việc như vậy . Mọi hoạt động trong nước cũng như hải ngoại cần được lãnh đạo chặt chẽ với sự trợ giúp của quý vị trẻ hơn thuộc hàng ngũ quân đội . Giờ đây mọi người phải đứng dưới ngọn cờ duy nhất là Dân Tộc . Xin thưa ngay với quý vị Tướng Lãnh là , bây giờ không phải là năm 1984 khi quý vị gặp nhau lần cuối ; tình hình hiện nay khác hẳn , các cản trở thực tế không đáng kể đối với các diễn biến quốc tế cũng như chủ trương của thế giới về các hoạt động của ta . Nhưng các hoạt động của ta cần đủ mạnh và đủ sâu rộng mới xứng với tầm cỡ của ta vào lúc này . Nhân dân cả nước đang trông chờ , quý vị cần làm gì đó để đáp ứng với hiện tình , đồng bào ta trong nước đang bị bọn Hán tước đoạt nguồn sống , dòng tộc đang bị bọn Hán hạ nhục . Cánh cửa lớn của lịch sử đang mở ra vào lúc này và chỉ lúc này thôi , xin quý vị đặc biệt quan tâm .
Thứ ba : tôi đề nghị Ông Phạm Văn Thuyết là người đã có kinh nghiệm lâu năm làm việc cho Ngân Hàng Thế Giới , là người biết nhiều về các chuyên gia người Việt đã và đang làm việc cho hai Định Chế Tài Chánh Quốc Tế cũng như các Bộ thuộc Chính Quyền Liên Bang Mỹ , giữ vai trò đầu cầu để kết hợp quý vị ấy lại thành một nhóm nghiên cứu về các vấn đề kinh tế tài chánh của nước nhà trong tương lai .
Thứ tư : Tôi đề nghị Ông Vũ Quang Ninh đứng mời các cơ quan truyền thông Việt Ngữ khắp nước Mỹ về họp để đề ra đường lối phối hợp truyền thông Việt Ngữ , kiên định chống chủ nghĩa Bành Trướng Hán Tộc . Chấm dứt ngay tức khắc mọi hình thức bôi nhọ cá nhân . Đề ra cung cách hành sử đối với lãnh vực truyền thông tại hải ngoại
Thứ năm : tôi đề nghị Cô Dương Nguyệt Ánh , cùng Ông Dân Biểu Liên Bang Cao Ánh nếu cần chỉ làm một nhiệm kỳ Dân Biểu cũng không sao , Ông Đinh Việt cùng những vị khác hãy sát cánh đứng lên cùng toàn dân chống chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc . Quý vị có đủ các mối liên hệ hữu ích đối với công việc của đất nước hiện nay . Xin Ông Dân Biểu Cao Ánh đứng tổ chức cuộc bàn luận về chủ đề này . Giới trẻ cả nước đang trông chờ quý vị hợp sức làm những việc vó lợi cho đất nước . Quý vị là những người lãnh đạo có khả năng kết hợp với bộ phận lãnh đạo trẻ trong nước để hình thành hẳn một trào lưu mới , tạo một sức sống mới cho cả dân tộc .
Thứ sáu : tôi đề nghị quý ông Đinh Đức Hữu là một nhà công nghiệp thành danh , Ông Trung Dung là một nhà công nghiệp chuyên về kỹ thuật cao , Ông Trần Đình Trường là tỷ phú hoạt động trong lãnh vực khách sạn , cùng một số vị khác mà tôi chưa được biết quý danh , cùng họp lại để thảo luận về các vấn đề liên quan đến công cuộc xây dựng lại nước nhà sau này . Dùng các tài nguyên quý vị sẵn có để củng cố và xây dựng các Ban Tham Mưu nêu trên . Về mặt pháp lý cũng cần bàn thêm . Xin Ông Đinh Đức Hữu đứng tổ chức các cuộc thảo luận này .
Thứ bảy : Những tổ chức của người Việt hải ngoại nào thấy không cần thiết nên tự động giải tán . Tình hình hiện nay cho thấy nhiều tổ chức ở hải ngoại đang làm rối thêm cho nỗ lực thống nhất toàn dân trong cuộc chiến tối hậu này . Nhiều người cứ đòi làm chính trị mà chẳng biết gì về quy luật khắc nghiệt của chính trị , chẳng hiểu gì về thế giới , về quyền lực toàn cầu , cứ quen đem vài mối quen biết ra để thu hút mối quan tâm của nhiều người nhẹ dạ nhằm phục vụ cho cái tôi đáng ghét , cố tình đánh lạc hướng nỗ lực chính hiện nay là : ta cần tập trung tối đa nỗ lực đánh tan Chủ Nghĩa Bành Trướng Hán Tộc . Tôi chỉ nói vắn gọn thế thôi , quý vị khắc hiểu tôi muốn nói gì .


Thưa quý vị trong nước cũng như hải ngoại , đất nước đang đối diện với cuộc chiến tranh vô tiền khoáng hậu như chưa từng sảy ra trong quá khứ . Chúng ta đã rút tỉa các kinh nghiệm đấu tranh và biết ứng dụng nhiều bài học lịch sử của ta cũng như của cả thế giới này nhằm đập tan chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc đã dày xéo dòng tộc Bách Việt trong mấy ngàn năm qua . Bây giờ   là lúc mỗi người phải xác định quyết tâm kiên định trong lập trường chống Hán , gạt bỏ ngay mọi tỵ hiềm cá nhân cũng như những tính toán lụn vụn . Cả thế giới đang nhìn chúng ta hành sử như thế nào trước hiện tình , thế giới sẽ đáp ứng theo cách mà chúng ta hành xử trong lúc này đây . Quyền lợi của đất nước được bảo vệ tới đâu trong tương lai cũng ở lúc này đây . Dịp duy nhất này qua đi , vĩnh viễn sẽ không thể trở lại . Chúng ta đã thúc thủ chờ đợi , chịu biết bao nỗi đắng cay tủi nhục với biết bao hy sinh , cớ sao đến lúc tình hình diễn biến , chúng ta lại không dám hành động quyết liệt cho xứng với dòng máu Lạc Hồng .

Đất nước cần sự đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân , đất nước cần lực lượng quân sự dưới cờ sẵn sàng xông lên giết giặc với tất cả sự khôn ngoan , trí tuệ , lòng can đảm dám hy sinh nhưng cũng đầy nhân ái . Mỗi người Việt phải là mỗi  quân nhân , không phân biệt gái, trai , già , trẻ . Vua Hùng anh minh và các tiền bối của dòng tộc Việt đòi hỏi mỗi người trong chúng ta phải hành động như vậy . Một lần nữa , tôi nhấn mạnh với mọi người Việt trong nước cũng như hải ngoại là : “ cánh cửa lớn của lịch sử mở ra vào lúc này đây , xin đừng để lỡ cơ hội ngàn năm này “.

Xin đa tạ quý vị đã lắng nghe , và xin chuyển bài viết này đến quảng đại quần chúng Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại , đặc biệt đối với những vị có liên quan . Xin quý vị đừng vội thắc mắc : tôi là ai ? . Xin thưa ngay : tôi là người Việt như mọi người Việt khác , với tất cả lòng thành kính với tổ tiên , với lòng yêu thương con người , cùng với danh dự của mình , tôi nguyện sát cánh cùng tất cả quý vị trong nước cũng như hải ngoại trên mọi bước đường đã qua cũng như sắp tới đây.

Lê Văn Xương  22 July  2009

Trung Quốc nằm gai nếm mật, chờ ngày phục hận?

The Economist

Dịch giả : Nguyễn Quốc Khải

Sử Gia Edward Carr nhận định: Trung Quốc khẳng định rằng tăng cường sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngoại giao không là mối đe dọa đối với ai. Thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, không đoan chắc như vậy
.

Vào năm 492 trước Công Lịch, vào cuối Thời Kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Hoa, Vua Câu Tiễn của nước Việt tại vùng Chiết Giang hiện nay bị bắt làm tù binh sau một trận chiến chống lại Vua Phù Sai của nước Ngô, một quốc gia láng giềng về phía Bắc. Câu Tiễn bị bắt làm việc ở chuồng ngựa của Vua Ngô, nhưng vẫn giữ nhân cách của mình trong thời gian bị giam giữ nên được Vua Phù Sai dần dần kính nể. Sau vài năm, Vua Phù Sai cho phép Câu Tiễn trở về quê quán với tước hiệu của một chư hầu.

Sức mạnh của Trung Quốc

Câu Tiễn không bao giờ quên được nỗi nhục. Đêm nằm trên giường kết bằng cành cây và hàng ngày liếm một túi mật treo ở trong phòng để nuôi dưỡng ý chí trả thù. Nước Việt xem ra trung thành với Vua Ngô. Nước Việt lại có nhiều thợ thủ công khéo léo và gỗ tốt nên Vua Ngô xây nhiều cung điện và lâu đài khiến mang nợ. Câu Tiễn làm Vua Ngô lãng trí với nhiều gái đẹp nhất của nước Việt (trong đó có Tây Thi), hối lộ quan chức của nước Ngô, mua ngũ cốc để làm cạn kho lương thực của Vua Phù Sai. Trong khi vương quốc của Phù Sai suy sụp, nước Việt trở nên giàu có và gây dựng một đạo quân mới. Câu Tiễn chờ đợi thời cơ trong suốt 8 năm trời. Vào năm 482 trước Công Lịch, tin tưởng vào ưu thế của mình, Câu Tiễn đưa gần 50.000 quân tiến về phía Bắc. Sau một vài trận chiến, Câu Tiễn đánh bại Phù Sai và nước Ngô.

Câu chuyện nằm gai nếm mật rất quen thuộc đối với người dân Trung Hoa như câu chuyện Vua Alfred và những chiếc bánh đối với người Anh, và Tổng Thống George Washington và loại cây anh đào đối với dân Mỹ. Vào đầu thế kỷ 20, Vua Câu Tiễn trở thành một biểu tượng của sự phản kháng của Trung Hoa chống lại những thương ước buộc nước này phải mở rộng hải cảng và những nhượng bộ khác do ngoại quốc đòi hỏi trong những năm Trung Hoa bị hạ nhục biến thành thuộc địa.

Câu chuyện ngụ ngôn về Vua Câu Tiễn được kết luận bởi một số người như là một báo động đối với việc Trung Quốc trở thành một đại cường quốc hiện nay. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình quyết định cải tổ kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc chỉ nói về hòa bình. Còn quá yếu về mặt quân sự và kinh tế để có thể thử thách Hoa Kỳ, Trung Quốc chú trọng về việc làm giàu. Ngay cả khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh và xây dựng lại quân đội, Tây Phương và Nhật Bản mắc nợ và bán kỹ thuật cho Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc vẫn kiên nhẫn, nhưng cái ngày quốc gia này có thể thực hiện ý muốn của mình đã gần kề.

Tuy nhiên cũng có một cách giải thích khác về chuyện vua Câu Tiễn. Học giả Paul Cohen của Đại Học Harvard viết về vua Trung Quốc giải thích rằng người dân Trung Quốc nhìn Vua Câu Tiễn như một tấm gương kiên trì và tận tụy. Học sinh được dạy rằng nếu muốn thành công thì phải như vua Câu Tiễn, nằm gai nếm mật – những thành quả lớn đòi hỏi sự hi sinh và phải có mục đích vững chắc. Vua Câu Tiễn này tượng trưng cho sự tự cải tiến và tận tụy, không phải là sự trả thù.

Vào thế kỷ 21 này Trung Quốc sẽ theo Vua Câu Tiễn nào? Trung Quốc sẽ hội nhập hay không vào thế giới Tây Phương nơi mà mọi người không mong muốn gì hơn là có cơ hội thành công và thụ hưởng kết quả của sự làm việc vất vả? Hay là khi sự giầu có và sức mạnh của Trung Quốc vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa – một quốc gia tức giận muốn phục thù những sai trái trong quá khứ và buộc những nước khác phải uốn mình theo ý muốn của Trung Quốc? Jim Steinberg, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao của Hoa Kỳ nhận xét rằng sự lựa chọn vai trò của Trung Quốc là “một vấn đề to lớn của thời đại của chúng ta”. Nền hòa bình và thịnh vượng của thế giới phụ thuộc vào con đường lựa chọn của Trung Quốc.

Một số người lập luận rằng hiện nay Trung Quốc vướng mắc quá sâu vào mạng lưới toàn cầu hóa để có thể làm đảo lộn kinh tế thế giới bằng chiến tranh hoặc áp bức. Thương mại đã mang lại sự thịnh vượng. Trung Quốc mua nguyên liệu và bộ phận ở nước ngoài và bán sản phẩm chế tạo trên thị trường ngoại quốc. Hiện nay Trung Quốc có trong tay $2,600 tỉ tỉ dự trữ ngoại tệ. Tại sao Trung Quốc lại muốn phá xập hệ thống đã phục vụ nước này một cách khá tốt đẹp?

Nhưng quan điểm này quá lạc quan. Trong quá khứ sự hội nhập đến trước xung đột. Thật vậy, châu Âu nằm trong biển lửa vào năm 1914 mặc dù Đức là thị trường xuất cảng lớn thứ hai của Anh và Anh là thị trường lớn nhất của Đức. Nhật Bản trở nên giàu có và gia nhập vào nhóm các cường quốc châu Âu trước khi muốn biến châu Á thành thuộc địa một cách thô bạo.

Một số người khác có quan điểm cực đoan trái ngược lập luận rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt buộc là kẻ thù của nhau. Theo những người này kể từ khi Đế Quốc Sparta lãnh đạo Liên Minh Peloponnesian chống lại Athens (theo lịch sử Hy Lạp 600 năm trước Công Lịch), những cường quốc suy thoái không chịu nhượng bộ nhanh chóng để thỏa mãn những cường quốc đang vươn lên. Theo kịch bản này, khi sức mạnh kinh tế và quân sự tăng lên, quyền hạn và tham vọng của Trung Quốc cũng sẽ tăng lên. Cuối cùng, Trung Quốc không còn kiên nhẫn được nữa vì Hoa Kỳ sẽ không muốn từ bỏ vai trò lãnh đạo.

Trung Quốc và các nước lân cận


Lý do để lạc quan

Quan điểm trên quá đơn sơ và bi quan. Trung Quốc quyết tâm đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ về Đài Loan, Nam Hải, một số hải đảo và tranh chấp về biên giới với Ấn Độ. Tuy nhiên không giống những đại cường quốc trước 1945, Trung Quốc không tìm thuộc địa. Và khác với Liên Bang Xô Viết, Trung Quốc không có chủ thuyết để xuất cảng. Thật sự, lý tưởng cấp tiến của Hoa Kỳ có sức thuyết phục hơn là chủ nghĩa Cộng Sản, đạo Khổng hâm nóng, hoặc bất cứ cái gì khác mà Trung Quốc cống hiến. Khi hai nước đều có võ khí nguyên tử, không đáng công để họ giao chiến với nhau.

Trên thực tế, sự giao tiếp giữa những cường quốc đang vươn lên và những cường quốc đang suy thoái không đơn giản. Hai lần nước Anh lo sợ một nước Đức bành trướng chế ngự châu Âu và cả hai lần nước Anh đã tham chiến. Tuy nhiên, Hoa Kỳ giành vai trò lãnh đạo thế giới khỏi tay của Anh và hai nước vẫn tiếp tục là đồng minh của nhau. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản và Đức vươn dậy từ đám tro tàn và trở thành cường quốc kinh tế thứ hai và thứ ba của thế giới mà không có một dấu hiệu nào muốn thử thách Hoa Kỳ.

Những lý thuyết gia về bang giao quốc tế dành nhiều suy nghĩ về sự suy tàn của những đế quốc. Sự hiểu biết sâu sa về “lý thuyết về chuyển tiếp quyền lực” (power-transition theory) cho thấy rằng những cường quốc như Đức và Nhật Bản sau chiến tranh không thách thức trật tự thế giới khi họ vươn lên. Nhưng những cường quốc bất mãn như Đức và Nhật Bản thời tiền chiến nghĩ rằng hệ thống bố trí và duy trì của những cường quốc đang ngự trị tìm cách chống họ. Trong thời đại hỗn loạn của địa chính (geopolitics), những quốc gia này tin rằng những quyền lợi chính đáng của mình sẽ bị phủ nhận, trừ khi họ ép buộc các nước khác phải tôn trọng.

Theo nhận định của GS David Lampton thuộc Shool of Advanced International Studies, Johns Hopkins University, trong gần cả một thập niên vừa qua hai đại cường quốc tiến gần đến tình trạng được gọi là hai cuộc đánh cá. Một cách tổng quát, Trung Quốc nằm trong trật tự hậu chiến của Hoa Kỳ, đánh cá rằng những nước khác trên thế giới cần sự giúp đỡ và thị trường của Trung Quốc, sẽ cho phép Trung Quốc làm giàu hơn và mạnh hơn. Hoa Kỳ không ngăn cản sự vươn lên của Trung Quốc với niềm tin rằng sự thịnh vượng cuối cùng sẽ biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia ủng hộ chế độ - một “cổ đông có trách nhiệm” theo cách nói của Ông Robert Zoellick, Thứ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng Thống George W. Bush và nay là Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới.

Trong gần cả một thập niên vừa qua, bỏ ra ngoài những xích mích nhỏ, hai cuộc đánh cá trên đã thành công. Trước 2001, Trung Quốc và Hoa Kỳ tranh cãi nhau về Đài Loan, Hoa Kỳ ném bom vào Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Belgrade và vụ đụng độ làm chết người giữa phi cơ do thám EP3 của Hoa Kỳ và một chiến đấu cơ của Trung Quốc. Nhiều bình luận gia vào lúc đó nghĩ rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc ở trong chiều hướng nguy hiểm, nhưng những nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ đã không theo đuổi con đường này. Kể từ đó, Hoa Kỳ bận rộn với việc chống khủng bố, và chọn lựa cách ứng phó một cách đơn giản với Trung Quốc. Những công ty Mỹ vui vẻ được tiếp cận với thị trường của quốc gia này. Trung Quốc cho chính phủ Hoa Kỳ vay một số tiền lớn lao.

Điều này rất phù hợp với Trung Quốc. Đã từ lâu Trung Quốc kết luận rằng cách tốt nhất để xây dựng quyền lực quốc gia toàn diện là phát triển kinh tế. Theo sự phân tách của Trung Quốc qua những sách trắng và những bài diễn văn vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Trung Quốc cần một “Quan Niệm An Ninh Mới.” Phát triển cần sự ổn định. Điều này đòi hỏi rằng những quốc gia lân cận với Trung Quốc không cảm thấy bị đe dọa.

Để làm các nước láng giềng an tâm cũng như để chứng tỏ mình là một công dân tốt, Trung Quốc gia nhập những tổ chức quốc tế mà một thời họ đã xa lánh. Đây là cách an toàn nhất để đối phó với ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Trung Quốc lãnh đạo cuộc thương thuyết giữa sáu nước để ngăn chặn chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. Chính phủ Trung Quốc ký kết Hiệp Định Chống Việc Thử Nghiệm Võ Khí Nguyên Tử Toàn Diện (Comprehensive Test-Ban Treaty) và một cách tổng quát chấm dứt phổ biến võ khí (mặc dù những công ty đểu cáng vẫn tiếp tục việc này). Trung Quốc gửi nhiều nhân viên tham dự vào những hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc hơn là các thành viên thường trực của Hội Đồng An Ninh hoặc bất cứ quốc gia nào trong tổ chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Chắc chắn là vẫn còn có những tranh chấp và khác biệt. Nhưng những nhà ngoại giao, những người làm chính sách, và giới học giả tự cho phép mình tin tưởng rằng trong thời đại nguyên tử, Trung Quốc có thể trỗi dậy thành một đại cường quốc mới một cách hòa bình. Tuy nhiên, sự tin tưởng đó đã yếu đi. Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã tranh cãi với Nhật về việc một chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc đã đâm vào ít nhất một lần, nếu không phải là hai, hai chiến hạm bảo vệ duyên hải ngoài khơi của một chuỗi đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Diaoyu (Điểu Ngư).

Trước đó, Trung Quốc đã không ủng hộ Nam Hàn về vụ một chiến hạm của Hải Quân Nam Hàn bị bắn chìm và 46 thủy thủ bị thiệt mạng – mặc dầu một nhóm chuyên viên quốc tế đã kết luận rằng chiến hạm Cheonan bị tấn công bởi một tầu ngầm của Bắc Hàn. Khi Hoa Kỳ và Nam Hàn phản ứng lại bằng cách tổ chức một số cuộc tập dượt hỗn hợp ở Hoàng Hải (Yellow Sea), Trung Quốc đã phản đối và đã buộc một cuộc tập dượt phải dời qua biển Nhật Bản. Và khi Bắc Hàn nã đạn vào một hòn đảo của Nam Hàn vào tháng vừa qua, rõ ràng là Trung Quốc lên án Bắc Hàn một cách miễn cưỡng.

Trung Quốc cũng đã bắt đầu xếp việc dành chủ quyền trên những phần rất lớn của Nam Hải vào danh sách sáu “quan tâm hàng đầu” của Trung Quốc – một ngôn ngữ mới đã làm những nhà ngoại giao lo ngại. Khi các nước hội viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations - ASEAN) than phiền tại buổi họp tại Hà Nội vào mùa Hè, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Trung Quốc Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) đã tức giận tuyên bố: “Tất cả quý vị nhớ rằng bao nhiêu thịnh vượng kinh tế của quý vị dựa vào chúng tôi”. Theo báo cáo, ông ta cũng phản ứng bằng cách nhổ nước bọt.

Năm ngoái, một bài xã luận đầy ác ý của tờ Nhật Báo Nhân Dân của Trung Quốc đã tấn công Ấn Độ sau khi Ông Manmohan Singh Thủ Tướng của nước này viếng thăm một địa điểm trong vùng tranh chấp gần Tây Tạng; Tổng Thống Barack Obama bị đối xử một cách bất xứng, lần thứ nhất trong cuộc viếng thăm Bắc Kinh và lần thứ hai tại Hội Nghị về biến đổi khí hậu tại Copenhagen. Tại đây một viên chức ngoại giao cấp thấp của Trung Quốc chỉ chỏ ngón tay vào nhà lãnh đạo của thế giới tự do như để quở trách. Những chiến hạm của Trung Quốc liên tiếp quấy nhiễu tàu của hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản, kể cả khu trục hạm USS John S. McCain và tàu tuần thám USNS Impeccable.

Những điều này xem ra nhỏ bé nhưng mang tính cách quan trọng vì cả đôi bên đều dò dẫm ý đồ của nhau. Hoa Kỳ liên tục tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chấm dứt quan hệ bình thường và trở thành gây hấn – Trung Quốc cũng tìm kiếm những dấu hiệu chứng tỏ rằng Hoa Kỳ và các nước đồng minh cấu kết với nhau để ngăn cản sự vươn lên của Trung Quốc. Mọi sự việc đều bị chi phối bởi sự ngờ vực có tính cách chiến lược.

Chăm chú nhìn qua ống kính này, những người theo dõi tình hình Trung Quốc phát hiện một sự thay đổi. Ông Richard Armitage, Thứ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng Thống George W. Bush nói: “Chính sách ngoại giao thân thiện đã qua rồi.” Yukio Okamoto, một chuyên viên về an ninh Nhật Bản nhận xét rằng: “Khát vọng quyền lực của Trung Quốc đã quá rõ rệt”. Những nhà ngoại giao yêu cầu được giấu tên tuổi nói về những ngờ vực và lo ngại trong sự giao tiếp với Trung Quốc. Mặc dù sự liên lạc hàng ngày giữa các bộ của hai chính phủ vẫn trôi chảy, nhưng “sự ngờ vực chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng” theo nhận xét của chuyên gia về Trung Quốc Boonie Glaser của Trung Tâm Nghiên Cứu chiến Thuật và Quốc Tế (Centre for Strategic and International Studies) tại Washington-DC.

Chẳng có gì là bất khả vãn hồi với sự suy thoái ngoại giao này, hòa bình vẫn còn ý nghĩa. Trung Quốc phải đối phó với những vấn đề to lớn ở trong nước. Trung Quốc hưởng lợi từ thị trường Hoa Kỳ và liên hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, cũng giống như vào năm 2001. Đảng Cộng Sản Trung Quốc và những nhà lãnh đạo Tòa Nhà Trắng dù thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị nào cũng đều thu thập được nhiều lợi ích từ phát triển kinh tế hơn bất cứ cái gì khác.

Những nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ điều này. Vào tháng 11/2003 và tháng 2/2004, Bộ Chính Trị của Trung Quốc đã nhóm những phiên họp đặc biệt về sự hưng thịnh và suy thoái của các quốc gia kể từ thế kỷ 15. Những chính trị gia Hoa Kỳ dư hiểu biết rằng mặc dù việc đối phó với một Trung Quốc hùng mạnh sẽ khó khăn, việc đối phó với một nước Trung Quốc bất mãn và hùng mạnh sẽ vô phương.

Tuy nhiên ngày nay nhiều yếu tố trên nhiều mặt, từ chính trị nội bộ đến hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chánh, kết hợp lại làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn. Nguy cơ không phải là chiến tranh – vào giai đoạn hiện nay điều này hầu như không ai nghĩ đến việc này, chỉ vì rủi ro quá to lớn, rất bất lợi cho mọi người. Mối nguy là các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tạo ra nền tảng cho sư đối kháng sâu đậm trong thập niên sắp tới. Điểm này được Ông Henry Kissinger mô tả rành mạch nhất.

Khía cạnh đen tối

Dưới thời Tổng Thống Richard Nixon, Ông Kissinger đã tạo điều kiện cho 40 năm hòa bình ở Á châu bởi nhìn thấy rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng hưởng lợi khi hợp tác làm việc với nhau thay vì cạnh tranh lẫn nhau. Ngày nay, ông Kissinger lo âu. Tại buổi họp của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Chiến Lược (International Institute for Straregic Studies) vào tháng 9 vừa qua, Ông Kissinger nhận xét rằng đưa Trung Quốc vào trật tự thế giới còn khó hơn là đưa Đức quốc vào cách đây một thế kỷ.

Theo Ông Kissinger: “Đây không phải là một vấn đề kết hợp một quốc gia thuần nhất mà là một cường quốc to lớn phát triển toàn diện… Vòng xoắn DNA của cả hai quốc gia có thể tạo ra một mối quan hệ thù nghịch ngày càng lớn rất giống như hai nước Đức và Anh chuyển từ bạn sang thù… Washington hoặc Bắc Kinh đều không thực tập một quan hệ cộng tác trong sự bình đẳng. Những nhà lãnh đạo của hai nước không có một nhiệm vụ nào quan trọng hơn là thực thi chân lý cho thấy không bao giờ một nước này có thể chế ngự nước kia và sự xung đột giữa hai nước sẽ làm kiệt quệ xã hội và di hại cho triển vọng hòa bình thế giới.”

Không có nơi nào mà sự kình địch chớm nở lại rõ rệt nhất giữa quân lực của Hoa Kỳ và quân lực của Trung Quốc, một lực lượng đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Về toàn bộ, quân lực của Hoa Kỳ siêu việt hơn nhiều. Nhưng quân lực của Hoa Kỳ sẽ không còn có thể chiến thắng một cách dễ dàng ở trong vùng duyên hải của Trung Quốc.

The Economist
Nguyễn Quốc Khải dịch

Fwd: Mượn nước đẩy thuyền - (xin phổ biến rộng trên các diễn đàn)

 Người Việt hải ngoại làm dân chủ còn quá chia rẽ. Chúng ta không biết dùng thế "Mượn nước đẩy thuyền"


Mấy tin dồn dập gần đây cho thấy vấn đề gì?

Sự chuẩn bị đại hội đảng CS, Ngàn Năm Thăng Long, TC sắp đặt quân đội tại các chiếnh điểm lưỡi bò, mới đây họ giàn trận tại Myanmar. Xung đột bắc Hàn nam Hàn, sự chuẩn bị tiến công của Nam Hàn và Mỹ. Mỹ cùng Nhật và khối âu châu, LX, sẵn sàng giàn trận tại Á Châu. Canada và các nước dân chủ đồng loạt khoe về các vũ khí tối tân, không quân, máy bay mới v.v.

Vấn đề tại vùng Thái Bình Dương, riêng vấn đề VN. chúng ta phải thấy cái ánh sáng đang hé lộ, chúng ta đã sống trong tối, chờ sáng bấy lâu nay, khi chúng ta biết ánh sáng chổ nào, tại sao chúng ta không cùng xé màng cái chổ sáng đó, thì nó sẽ rách toẹt màng đêm?

Nói cách khác là chúng ta biết rằng bấy lâu nay VC đã lội ngược giòng, bổng dưng bây giờ giòng nước nó đang suôi, chúng ta phải đẩy cho nó chạy theo giòng luôn, khi giòng nước quá mạnh, thì không còn gì kéo nó lại được

Nguyễn Chí Vịnh đang muốn kéo, bướng lại, nhưng con thuyền đang được chuyển hướng, chỉ cần chúng ta xoay thêm chút nữa là được.

Đó là, lý do tại sao Mỹ vào VN lúc này? Bởi vì chính VC đã muốn xoay chiều, nhưng tất nhiên bên trong còn những cái gai phá hoại. Nhưng mà Mỹ đã vào được rồi, thì chứng minh thế lực VC theo Mỹ đang mạnh như thế nào. Ngay lúc này cũng là lúc các nhà dân chủ, tập thể đấu tranh trong nước nói chung đang chờ cơn biến động chính trị hay cơn biên động từ lãnh đạo?

Nói về biến động chính trị, chỉ có hai việc có thể xãy ra, là thay đổi từ cấp trên bộ chính trị VC theo xu hướng Mỹ qua đại hội kỳ tối, hoặc là Mỹ và Nam hàn tấn công Bắc triều tiên. Cả hai xu thế này sẽ làm đà đẩy cho sự tự do VN. Lý do là khi Nam Hàn và Mỹ tấn công Bắc Hàn, TQ phải nhún tay, nhưng khi TQ nhún tay thì cả thế giới nhún tay, nhất là các nước láng giềng TQ bao vây TQ sẽ phòng thủ ranh giới của họ, vì thế TC không thể nào tấn công bất cứ lãnh thổ nước nào cả ngoại trừ VN, Lào, Campuchia và Thái Bình Dương là cái cửa chính cha âm mưu bá đạo của Hán tộc.

Về hai vấn đề biến động chính trị của VC theo xu hướng Mỹ, là thực tế nhất, còn vụ Triều Tiên là kình địch thôi. Thực tế nhất chúng ta quan tâm là biến đổi chính trị của VC sắp tới. Nhưng chúng ta không thể chờ, mà theo qui luật phát triể dân chủ, là phải chủ động.

Các thế lực đấu tranh biết rõ là không có quân đội, không có gì cả, ngoại trừ lòng dân. Mà lòng dân thì đã có sẵn, nhưng không biết đẩy mạnh lòng dân thành thực tiễn để thay đổi VC mà thôi.

Đó là tuyên truyền, Giai đoạn này là tất cả chúng ta phải tập trung tuyên truyền. Tuyên truyền bằng mọi cách để đẩy mạnh thế lực dân chủ trong nước. Chứ chúng ta không đẩy mạnh thế lực cấp tiến của VC, vì sẽ bị gây hoang mang CĐ, thậm chí còn mang họa vào thân là "bọn hòa giải". Lúc này, chúng ta không chê, chửi VC gì cả, mà làm cho lòng dân sôi sục lên, sự biết động là phải nhờ vào sức tập trung đoàn kết tuyên truyền về mọi mặt đòi hỏi tự do dân chủ. điểm cần thiết là cho cả nước VN thấy sự biến động đang xãy ra, để từ đó, chúng ta giúp thống nhất được các lực lượng sau:
- Sinh viên, chuyên gia, thương gia trong nước nói chung theo xu hướng ủng hộ Mỹ vào VN. Từ đó các thế lực dân chủ sẽ mạnh miệng hơn đòi hỏi tự do v.v.v
- Các thế lực dân chủ và đòi hỏi tự do tôn giáo và dân quyền cần trợ lực thật sự, dù là Phật Giáo, Hòa Hảo, Thiên Chúa, hay Ngư Dân, Nông Dân đòi đất nói chung. Phải kết hợp tất cả các tiếng nói này thành một. Lý do là gần đây, có một vài tổ chức tại hải ngoại chỉ đòi hỏi cho Thiên chúa giáo, thậm chí, họ còn cố tình làm lỏng, nhạt đi các thế lực dân chủ và đòi tự do dân chủ của các nhóm Phật Giáo. Tại sao? cũng vì tranh chấp tôn giáo. Đừng tưởng rằng vụ "Về Nguồn" chỉ đơn giản do thế lực Quốc Doanh cố tình gây chia rẽ, mà phải xem lại bản chất tuyệt tình của các phe tôn giáo khác cố tình chỉ muốn đưa ngoại đạo của mình tiép tục làm Quôc Giáo sau này theo chiều hướng của triều Ngô.

Nói tóm lại, khi các thế lực tập trung, từ dân, tới các nhà dân chủ nói chung, thì bên trong sẽ tự động làm cho phe VC thân Mỹ sung sức. Khi đó, đám thân TC phải kêu gọi đàn áp mạnh hơn cả, phải cố gắng bẽ thế Việt Mỹ từ trong nước tới hải ngoại này. Nhưng điều chúng ta muốn là phải làm mọi các cho Việt-Mỹ kết giao, tai sai Trung Cộng trong các bộ ngành quốc phòng VN, công an không thể có chổ đứng, thì VN mới sớm có ánh sáng rõ hơn, chúng ta đang chỉ cố cào, xé để tìm có ánh sáng, mà thấy ánh sáng rồi, không tập trung đâm vào chổ đó, lo xé chổ khác không thấy lối ra, thì bao giờ tập trung được sức mạnh?

Vì thế, ngay lúc này, tuyên truyền, và tập trung tuyên truyền là cần thiết, Đó là, tập trung tuyên truyền để đẩy mạnh xu thế cho Việt-Mỹ kết giao quân đội, và chiến lược biển đông mạnh hơn. VC đang làm việc đó, VC đang muốn thay đổi chính trị, nhưng trong thế ôn hòa, nhưng trong ôn hòa đó, lại có đám muốn bạo động là phe thân TC. Vì thế, khi VC thay đổi, mà có Mỹ vào rồi, là thuyên đang chuyển hướng Nam, bây giờ có gió bắc cản, thì nên có hải ngoại thổi mạnh hơn, thổi cho nó áp đặt cả giớ bắc có đúng không?

Muốn được vậy, chúng ta không có hòa hợp hòa giải với VC, mà đẩy cho dân chủ và lòng dân mạnh lên. Để phe VC muốn làm dân chủ thật sự có sức ép mạnh mẽ để thay đổi trong kỳ đại hội đảng này. Và tất nhiên chúng ta không cần nghĩ nhiều cũng biết rõ, là họ cũng vẫn muốn bảo vệ quyền lợi đảng trên hết. Vậy thì làm sao?
1. Cần phe Nam theo gió nam
2. Gió nam phai cầm cán.

Vậy gió nam cầm cán là cái gì? Là thực hiện cho được "Hiến Pháp" mới và "bộ luật dân quyền".

(Chúng ta không đòi bỏ điều bốn hiến pháp bởi vì VC không bao giờ bỏ, nếu tốt lắm VC có thể làm là đại hội kỳ tới họ sẽ tuyên bố là "đợi cho kỳ sau sửa đổi hiến pháp", thế là phải đợi tiếp có đúng không?, chúng ta, toàn dân không thể đợi, mà phải hình thành hiến pháp mới.) Nhưng muốn có hiến pháp, phải có các phong trào chính đảng trong nước kết hợp, mà muốn kết hợp, phải có bản quyết nghị chung, ít nhất bản này sẽ được hình thành như một quyết nghị đấu tranh dân chủ, thậm chí cả VC sẽ phải chấp nhận ủng hộ, đó là những người cánh Nam. Nhưng bao giờ đến? Trước đó nữa là phải có sự đòi hỏi chung.)

Vậy thì cái sự đòi hỏi chung cụ thể nhất là gì?
Là phải đòi hỏi kết quả

Nhưng biểu tình, tuyệt thực, đòi dân chủ, đòi trả lại đất, trả lại công bằng. VC có trả không? không? Và cũng không phải là kết quả cụ thể, nó chỉ là tác động của VC đàn áp, sự đàn áp, và dân tộc ta phản hồi đòi hỏi vì bị áp bức quá. Mà có kết quả không.

Chắc chắn là không. Bởi vì chiêu của VC là bắt thả, thao, túng. Để tất cả bận rộn đòi hỏi theo phản xạ tự nhiên.

DÂN TỘC SINH TỒN là phải đòi hỏi cụ thể và vượt hẳn khỏi sự phản hồi.

Vậy thì là đòi hỏi cái gì. Đòi hỏi luật Civil Rights!


Đó là mục tiêu toàn dân phải đạt nếu muốn dẹp VC, thay đổi hiến pháp, xóa bỏ độc tài.Và để Dân Tộc Sinh Tồn và Độc Lập Tự Do, Dân Chủ Phát Triển phồn thịnh.

Nói rõ hơn là tất cả phải cùng nhau đòi luật dân quyền. Khi VC đang nói "Nhân Quyền", thế giới tôn trọng Nhân Quyền, dân tộc ta không thể cạnh tranh vì không có dân quynề. Thì chúng ta phải có luật Dân Quyền.

Luật Dân Quyền là kết quả cụ thể nhất, trước nhất mà các phong trào dân chủ phải đòi hỏi. Khi dân trong nước có luật dân quyền, là tránh được bị CA đàn áp. Các đảng phái sẽ hòa hợp nhau trong cạnh tranh quyền lực. Các phong trào, tổ chức, và Luật Sư là chính, là những người đem tác động cụ thể nhất đến cho công cuộc đòi dân quyền VN.

VN không có luật dân quyền, chỉ có luật hình sự, vì thế, không bao giò có cái tội là nhà nước đàn áp dân. Chỉ có dân phạm tội. Dù hiền tù cũng là là tội phạm, giết người cũng là tội phạm.

Vì thế, chỉ có luật dân quyền mới phân biệt được "tội phạm" và "bị đàn áp".

Các vị nên nghiên cứu bộ luật dân sự của Canada và Mỹ. Về Civil Rights, và Criminal Code. Trong Criminial Code, ghi rõ các tội trạng phá hoại xã hội, như trộm cướp thì bị tù. Còn Civil Rights ghi rõ về quyền người dân trong thể chế dân chủ. Cái này, VN không có. Vì thế, dù là tu, hay làm chính trị đối lập đều bị án "Tội phạm" như những người trộm cướp. Thậm chí cả trên mặt tuyên truyền VC dùng điểm lợi này ghép cho các hành động dân chủ là hành động đòi trụy, dâm ác như bao tên ác khác. Tại sao? Tại vì VN không có Civil Rights. Và chúng ta phải hình thành Civil Rights. Có Civil Rights, có toàn dân chấp nhận, thì dù cho VC có trấn áp, thì cũng sẽ đi ngược giòng chính của nhân dân. Khi VC từ khước Civil Rights, là VC trở thành tội phạm của toàn dân. Lúc đó, VC chỉ dùng luật tội phạm ghép cho dân, nhưng dân áp dụng Civil Rights để dẹp VC. Đây là dùng luật chế luật.

Tuyên truyền lúc này cho nên nói, là nói tới luât. Phân tích luật, đòi luật, đoàn kết dân bằng luật, dẹp VC bằng luật, bởi vì, chính VC đang đàn áp dân cũng là họ "chơi Luật".

Khi thực hiện công cuộc đòi hỏi đó, ai làm gì?

Bây giờ chúng ta phải rõ hơn, là giữa hai cánh đấu tranh. Đạo pháp, và Luật pháp.

Các tổ chức tôn giáo sẽ phải chỉ đạo về mặt đạo pháp, đó là cánh tay nung đút cho tinh thần dân tộc và phát triển nghị lực đấu tranh của toàn dân.

Các tổ chức luật sư, các nhà kinh tế, ngoại giao, trí thức phải kết hợp đấu tranh thực hiện các đạo luật cụ thể nhất để bênh vực cho toàn dân, thậm chí, thay đổi chế độ mới cũng cần phải thực hiện thi hành Luật là cách ôn hòa nhất.

Thế thì, Đạo, và Luật, cái nào Chính, cái nào Phụ?

Theo binh pháp tây phương, và cả đông phương.

Nếu phong trào đ'âu tranh không có chính phụ tương trợ, tất bị chia rẽ, khi bị chia rẽ, thì phong trào đó thất bại.

Ví dụ, khi cha Lý chống cộng. Cha Lý đang đấu tranh đòi "đạo", hay "luật".

Cha đòi "đạo" được tự do, ai cho Cha Tự Do? xin à, "VC KHOAN HÔ`NG". à "kHOAN HÔNG" LÀ "ĐẠO". nHƯNG VC dùng "luật" để trấn áp Cha.

Khi chị Lê Thị Công Nhân đòi dân chủ, chị đòi đạo, hay luật? chị đòi Luật. Nhưng luật nào sẽ bảo vệ chị? Chị lại chờ "đảng khoan hôồg". Thế là VC dùng đạo. Cả hai, Đạo đức, và Luật pháp, VC đều dùng. Còn phía đòi dân chủ chưa có Luật nào để bảo vệ, mà chỉ đòi đảng Khoan Hồng.

Vậy có phải là chúng ta không có đấu tranh đòi hỏi kết quả cụ thể có đúng không? Cho nên mới yếu hoài.

Nói rõ ở đây, vì sao Đức Trần Hưng Đạo, có thể qui tụ được toàn dân?

Có phải ông đã ra lời tuyên bố "hịch tướng sĩ" như một quyết nghị chung kêu gọi toàn dân toàn đảng kết hợp?

Chưa đủ, thời thế loạn hay dân phóng túng? Chính ngài kêu dân và tướng mọi địa phương phải học quyển sách "Hưng Đạo Binh Pháp" ? Đó là "Luật".

Thời nay, chúng ta có "Nghị quyết chung" không?, chúng ta có "Luật" nào để chúng ta áp dụng để "trị" bọn bán nước không?
Không, vì thế mà yếu.

VC đối với dân trong nước có cả trăm nghị quyết để giết dân. hải ngoại chúng có NQ36. Và chúng chỉ có một luật duy nhất là "hình sự".

Còn dân chủ không có nghị quyết chung, không có "luật" nào cả. Theo chỉ đa.o đấu tranh, nếu bên nào có bên đó mạnh, bên nào không có, bên đó bị trấn áp.

Chúng ta nên biết thế thượng giòng của Mỹ, và thế giới đang chèn ép TC khi TC quá xấc xược muốn độc bá biển đông. Dù là vì dân tộc, hay đảng. ngay cả VC cũng không phải là không có người muốn đẩy thuyền theo hướng tốt. Đó là điểm chung mà tất cả người Việt nói chung sẽ phải đạt đến.

Nói tóm lại, Tuyên truyền lúc này cho nên nói, là nói tới luât. Phân tích luật, đòi luật, đoàn kết dân bằng luật, dẹp VC bằng luật, bởi vì, chính VC đang đàn áp dân cũng là họ "chơi Luật". 

Thanh Niên Dân Chủ


Luận về Trung Lập Pháp Lý - Dương Thái Sơn

Luận về Trung Lập Pháp Lý

* Dương Thái Sơn

Hai chữ ''Trung Lập'' quả thật đã gây ra nhiều vấn đề vì nội dung của nó khá mông lung, nhất là đối với những người chưa nắm vững các ý niệm về Trung Lập trong Quốc tế Công pháp. Theo tự nguyên thì Trung Lập có nghĩa là đứng ở giữa, tức là không thiên về bên nào. Giản dị là như vậy. Nhưng trên thực tế nó không giản dị như vậy, vì nó bao gồm một ý nghĩa rộng lớn từ một thái độ đứng giữa cho đến một qui chế đứng giữa của một quốc gia.

I/- Ba khái niệm liên hệ đến chữ Trung Lập.

Có ba khái niệm liên hệ đến chữ Trung Lập m?? chúng ta cần phân biệt là : Trung lập sách, Trung lập chế, và Trung lập hóa.

A/- Trung lập sách (Neutralism): Đây là chánh sách trung lập, cũng gọi là chánh sách phi liên kết. Ở đây hai chữ cần nhấn mạnh là Chánh Sách. Vì là chánh sách nên có thể thay đổi bất cứ lúc nào theo ý của nhà cầm quyền đương nhiệm, hoặc có thể thay đổi cùng với sự thay đổi chánh quyền, như chúng ta thường nghe nói chánh sách đối ngoại của Tổng Thống Nixon hoặc chánh sách đối ngoại của Tổng Thống Clinton,v.v.. Như vậy chánh sách Trung Lập chỉ nhằm nói lên một chánh sách giai đoạn của một chánh quyền chứ không phải là một qui chế vĩnh cửu của quốc gia.

B/- Trung Lập Chế (Neutrality): đó là qui chế trung lập pháp lý vì nói đến qui chế tức là nói đến một nền tảng pháp lý mà trong đó đương sự có những quyền lợi và cũng có những nghĩa vụ nữa. Một quốc gia đã theo qui chế trung lập pháp lý thì chánh quyền không thể dễ dàng thay đổi qui chế của quốc gia như là thay đổi chánh sách. Qui chế Trung lập pháp lý có thể được thiết lập trong hai trường hợp:

1/- Do quốc gia tự tuyên bố và đòi hỏi các quốc gia trong cộng đồng quốc tế công nhận, như trường hợp của nước Áo năm 1955. Sự tuyên bố và công nhận đó tạo thành một qui chế trung lập pháp lý vĩnh viễn (hay thường trực) của quốc gia. Đây là trường hợp mà GS. Nguyễn Ngọc Huy rất mong muốn cho nước Việt Nam.

2/- Các quốc gia trong Cộng đồng quốc tế (thường là do siêu cường chi phối) quyết định một quốc gia nào đó hoặc một vùng lãnh thổ nào đó đặt dưới qui chế Trung lập pháp lý mà quốc gia đương sự phải chấp nhận. Thí dụ như qui chế trung lập pháp lý của nước Lào theo Hiệp định Geneve năm 1962.

C/- Trung Lập Hóa (Neutralize): đây là tiến trình đưa một quốc gia hay một vùng lãnh thổ vào qui chế Trung lập pháp lý (tất nhiên phải có sự công nhận và bảo đảm của cộng đồng quốc tế).

II/- Nội dung của Qui chế Trung lập Pháp lý.

Nội dung này bao gồm một số quyền lợi v?? một số nghĩa vụ. GS. Nguyễn Ngọc Huy đã viết về nội dung đó như sau:

''Cũng như các qui tắc khác thuộc quốc tế công pháp, các qui tắc dính dáng đến qui chế trung lập pháp lý không phải minh xác và có tính cách cưỡng chế tuyệt đối như các luật lệ nội bộ của một quốc gia. Bởi đó, trong sự áp dụng qui chế trung lập pháp lý, các quốc gia có thể có những lề lối giải thích khác nhau về phạm vi nghĩa vụ và quyền lợi của quốc gia theo qui chế trung lập pháp lý vì đó mà hoàn toàn không phải minh bạch. Tuy nhiên, vẫn có những điểm chánh yếu m?? mọi quốc gia đều phải công nhận trên lý thuyết cũng như trên thực tế. Nói chung lại thì các nghĩa vụ về quyền lợi của một quốc gia theo qui chế trung lập pháp lý có thể gom về hai lãnh vực quân sự và kinh tế. Về mặt quân sự, các quốc gia đã có một lập trường như nhau nên phạm vi nghĩa vụ về quyền lợi của quốc gia theo qui chế trung lập pháp lý rất rõ ràng. Nhưng về mặt kinh tế, các quốc gia đã có những lối giải thích rộng hẹp khác nhau về một số nguyên tắc nên phạm vi nghĩa vụ về quyền lợi của quốc gia theo qui chế trung lập pháp lý vẫn còn có những chỗ mù mờ dọn đường cho những sự tranh chấp.'' (1)

Từ nhận định về nội dung đó, GS. Huy đã nói một cách cụ thể hơn cho nước Việt Nam như sau:

''LMDCVN chủ trương theo qui chế Trung Lập Pháp Lý như Thụy sĩ, Thuỵ Điển hay Áo. Chủ trương này khác với chủ trưong theo Chánh sách Trung Lập cũng được gọi là Chánh sách phi liên kết. Trong thực tế, các nước tự xưng là theo chánh sách trung lập hay phi liên kết phần lớn đã theo hẳn siêu cường này để chọi siêu cường kia. Trong khi đó, qui chế trung lập pháp lý mà Liên Minh chủ trương là một qui chế được quốc tế nhìn nhận. Quốc gia theo qui chế này không liên minh quân sự với bất cứ nước nào khác, không để cho bất cứ nước nào khác dùng lãnh thổ mình để tấn công nước thứ ba, và đứng ngoài các cuộc tranh chấp võ trang giữa các nước khác. Chủ trương trung lập theo qui chế pháp lý quốc tế phù hợp với chủ trương hòa bình. Nó không ngăn cản dân tộc Việt Nam tự võ trang để tự vệ, chỉ đòi hỏi dân tộc Việt Nam khước từ dùng võ lực để xâm lấn nước khác hay tham dự các cuộc tranh chấp võ trang giữa các nước khác.'' (2)

III/- Lợi ích của qui chế trung lập pháp lý đối với Việt Nam .

Có những lợi ích sau:

1/- Vị trí nước Việt Nam nằm tại ngả tư quốc tế Đông Nam Á, qui chế trung lập pháp lý sẽ tạo một địa bàn mở ngỏ và ổn cố cho các nước đến Việt Nam giao dịch trên mọi phương diện, tạo cơ hội cho nước VN phát triển về mọi mặt trong tương quan đa phương, đa quốc, đa diện, đa sắc, để hình th??nh một địa vị lý tưởng cho một quốc gia lý tưởng.

2/- Tránh đưa Việt nam vào vị trí tiền đồn chiến tranh trong tương lai (một kinh nghiệm đã quá đau thương trong quá khứ). Ngày nay, mặc dù chiến tranh lạnh giữa Tư Bản và Cộng Sản không còn nữa, nhưng những chiến tranh khác trong tương lai giữa các siêu cường Á Châu với nhau hoặc giữa các siêu cường Á Châu và siêu cường Tây phương có thể xảy ra.

IV/- Sự áp dụng qui chế trung lập pháp lý vào thực tế.

Trên thực tế, một số quốc gia tuyên bố theo chánh sách trung lập, nhưng thật sự họ đã không giữ thái độ trung lập mà họ đã thiên bên này hoặc thiên bên kia, hậu quả là họ không còn giữ được uy tín trung lập (như Ai Cập, Nam Dương, Nam Tư).

Một vài quốc gia khác từ chủ trương Trung lập sách họ muốn tiến tới qui chế Trung lập pháp lý cho quốc gia họ như nước Miên hồi thời Ông Sihanouk còn làm Quốc Trưởng thời trước 1970. Ông Sihanouk đã từng lớn tiếng kêu gọi thế giới phải công nhận và tôn trọng nền Trung lập của nước Miên. Nhưng chính ông đã phản bội nền trung lập đó khi ông chứa chấp Bộ Đội Cộng sản Bắc Việt và MTGPMN lập căn cứ trên đất Miên để chống VNCH, và hậu quả là nước Miên bị sa vào cuộc chiến từ lân bang đưa đến. Nếu ngày xưa, ông Sihanouk thi hành đúng qui chế trung lập pháp lý mà ông đòi hỏi thì nước Miên đã khác, đã thành một nước huy hoàng, phát triển, hòa bình và thịnh vượng. Việt Nam ta nên học bài học Trung lập pháp lý của ông.

Đối với nước Việt nam ngày nay, sự áp dụng qui chế trung lập pháp lý không phải dễ mà cũng không phải khó.

a)- Các hoàn cảnh trở lực cho sự thực hiện này là:

1/- Đảng CSVN vẫn còn đầu óc lệ thuộc (hết thuộc Nga lại thuộc Tàu, rồi đây sẽ thuộc Mỹ).

2/- Một số người Việt Nam kể cả người Việt quốc gia ở hải ngoại chưa ý thức được tương lai phát triển chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa,.. . của đất nước phải theo phương hướng nào: phương hướng địa lý chính trị tự lập hay phương hướng lệ thuộc Khối. Phương hướng lệ thuộc Khối vẫn còn mạnh mẽ trong tâm lý người Việt. Phương hướng này sẽ biến Việt Nam thành tiền đồn của Khối này để chống lại Khối nọ về đối ngoại. Còn về đối nội, người VN sẽ tiếp tục bị phân hóa trong tiến trình kết Khối để chống nhau đó. Đây là bài học lịch sử quá đau thương mà người Việt Nam cần phải suy nghĩ.

3/- Các siêu cường đang tranh giành Việt Nam (do sự cầu cạnh và hiến mình của CSVN) sẽ không muốn Việt Nam thành Trung lập pháp lý và thoát khỏi tay mình.

b)- Các hoàn cảnh thuận lợi là :

1/- Sau khi CS Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ, đây là cơ hội để Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo kềm kẹp của hệ thống Cộng Sản quốc tế, để tự mình chọn lấy một qui chế địa lý chính trị tự lập cho quốc gia mình và tránh xa tranh chấp của các siêu cường.

2/-Nếu chánh quyền Việt Nam chấp nhận thiết lập qui chế trung lập pháp lý cho quốc gia sẽ được hậu thuẫn của mọi người VN và của quốc tế, đó là cơ hội và cũng là môi trường để thực hiện đại đoàn kết quốc gia, thống nhất dân tộc Việt Nam hiện ở rải rác khắp nơi trên thế giới và đang thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, tạo được sức mạnh Phù Đổng của dân tộc để tái thiết đất nước, củng cố thêm vị trí trung lập của mình tại ngả tư Đông Nam Á Châu. (Điều này đòi hỏi CSVN phải đặt quyền lợi đất nước và dân tộc lên trên quyền lợi đảng và quyền lợi bản thân).

3/- Thời cơ thuận lợi nhất là lúc Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc và Việt nam còn chống nhau và Việt nam muốn mở cửa giao thiệp với Tây Phương và nhất là còn đang tìm cách xin thiết lập bang giao với Hoa Kỳ (tức là từ 1990 đến 1993). Tuy vậy, thời điểm hiện nay cũng chưa phải là muộn.

4/- Hiện nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không muốn đụng độ trực tiếp với nhau, nhưng cả hai đều không muốn mất quyền lợi kinh tế ở Việt Nam. Nếu Việt Nam biết khai thác hoàn cảnh này để trước một Hội Nghị quốc tế nào đó (như Hội Nghị APEC chẳng hạn) đưa ra chủ trương nước Việt Nam trung lập pháp lý và kêu gọi quốc tế thừa nhận để bảo đảm quyền lợi chung cho tất cả các nước trong tương quan đa quốc. Đây là một triển vọng, nếu Việt Nam biết nắm lấy.

* * Một câu hỏi đặt ra là : Nếu Việt Nam không liên kết với Khối Tây Phương nhất là Hoa kỳ thì làm sao Việt Nam có đủ sức chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc ?

Ai cũng biết rằng Trung Quốc là kẻ mạnh, còn Việt Nam là kẻ yếu nên lúc nào cũng lo sợ kẻ mạnh lấn hiếp. Nhưng nếu đi nhờ Hoa Kỳ (hay nước nào khác) để chống lại Trung Quốc thì coi chừng bị hỏng giò như trường hợp VNCH trước đây. Câu hỏi là Hoa Kỳ có thực sự muốn đụng độ trực tiếp với Trung Quốc để bảo vệ Việt Nam không? Câu trả lời có lẽ không khó.

Muốn chống xâm lăng trước hết phải trông cậy ở sức mình, sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế, và sức mạnh chính trị. Muốn có sức mạnh Phù Đổng này cần phải có Chính trị dân chủ và kinh tế tự do để phát triển đất nước và đoàn kết nhân dân. Còn trông cậy Hoa Kỳ (hay nước nào khác) đánh giặc thế cho ta để bảo vệ đất nước ta và sự tự do của ta, đó là một bài học đẫm máu, nước mắt và tù đày mà người Việt Nam đã học trong những thập niên qua. Thử hỏi có bao giờ Hoa Kỳ mang quân đi đánh Trung Quốc để đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam không ? Người sáng suốt tất nhìn thấy sự liên minh quân sự chỉ có lợi cho nước lớn mà không có lợi cho nước nhỏ. Nước nhỏ có thể bị bỏ rơi hoặc bị bán đứng vì sự nhượng bộ quyền lợi giữa những nước lớn.

Muốn bảo vệ lãnh thổ hữu hiệu phải lo cho quốc phú dân cường, và đoàn kết được toàn dân dưới lá cờ chánh nghĩa của Quốc gia lý tưởng mà mọi người dân đều mong muốn để phụng sự, chứ không có nước nào muốn liều chết để bảo vệ lãnh thổ cho chúng ta cả. Đó là một chân lý lịch sử.

Thời nhà Lý, nhà Trần, thời nhà Lê, và thời Nguyễn Tây Sơn, đâu có cường quốc nào hậu thuẫn chúng ta, thế mà nhờ đoàn kết được toàn dân, tổ tiên chúng ta vẫn chống được kẻ xâm lược.

Nói tóm lại, muốn bảo vệ được đất nước, cần phải phát triển đất nước về mọi mặt: kinh tế, quân sự, ngoại giao, và lãnh đạo được lòng dân. Muốn được như vậy phải có tự do dân chủ là bước đầu tiên; không có bước đầu tiên tốt đẹp này, tương lai đất nước sẽ mịt mờ trước nạn ngoại xâm, và liên minh quân sự sẽ dẫn đến một cái tròng nô lệ khác.

* Dương Thái Sơn

1 Nguyễn Ngọc Huy, Sách Tài Liệu Huấn Luyện LMDCVN, Tổng Bộ Tuyên Huấn ấn hành, Hoa Kỳ, 1990, trang 494.

2 Sách đã dẫn, trang 550.